Sở hữu một đôi loa karaoke đắt tiền nhưng không biết cách bảo quản chúng đúng cách thì chất lượng âm thanh của bộ dàn sẽ nhanh chóng xuống cấp. Hãy cùng Âm Thanh AHK tìm hiểu Cách bảo quản loa karaoke tốt nhất, giúp dàn loa của bạn có thể phát huy hết công suất và sử dụng được lâu dài, tránh tình trạng loa bị sôi, loa có tiếng xèo xèo.
Giữ cho loa luôn thoáng mát
Để bộ loa karaoke cũng như các thiết bị khác trong dàn âm thanh karaoke hoạt động tốt và lâu bền nhất, nhiệt độ trong phòng và vị trí đặt thiết bị là yếu tố quan trọng bạn cần lưu tâm.
Đặc biệt nếu trong bộ loa có thiết kế hệ thống tản nhiệt nằm ở bên dưới, người dùng nếu không chú ý đến mà đặt chồng loa lên nhau thì vô tình đã bịt kín các lỗ tản nhiệt này của loa dẫn đến nhiệt không thể thoát ra ngoài được hoặc cũng vô tình truyền nhiệt xuống loa ở phía dưới khiến loa nóng ran và hỏng rất nhanh.
Vì thế, cách bảo quản loa karaoke tốt nhất là bạn không nên đặt loa chồng lên nhau mà lên treo cách tường hoặc đặt lên kệ để chúng tản nhiệt tốt nhất.
Các loại kệ loa giúp đặt loa vào vị trí mà tạo nên âm vực thích hợp với thính giác của người nghe. Nhất là với các loại loa nhỏ, chiều cao hạn chế thì bạn cần món đồ để kê chúng cao hơn, ngang với tầm tai người nghe.
Ngoài ra, kệ loa còn giúp chống rung và giảm cộng hưởng âm. Khi loa hoạt động với công suất lớn sẽ tạo ra chấn động và rung âm. Vì thế, nó cần được gắn ở một vị trí cố định, giảm hiện tượng cơ học này cũng như tạo nên âm thanh ổn định nhất. Đây là lúc bạn thấy rõ được sự khác biệt khi sử dụng kệ loa và không sử dụng kệ loa.
Dùng amply đủ công suất
Để loa vận hành trơn tru và giữ được độ bền, khi phối ghép loa karaoke và amply, bạn cần phải chú ý đến sự tương thích giữa hai thiết bị này, đặc biệt là vấn đề công suất.
Công suất của amply phải bằng tổng công suất của các loa hoặc lớn hơn từ 50-100W. Đối với các dòng loa có độ nhạy thấp, nếu công suất amply chênh lệch với loa quá lớn có thể dẫn đến loa treble bị hỏng hoặc thậm chí là cháy loa.
Ngoài ra, amply có công suất trung bình cũng không nên tải quá nhiều loa. Việc truyền dẫn tín hiệu giữa các loa karaoke cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn kết nối quá nhiều thiết bị. Nên để loa hoạt động tối đa 80% công suất để thiết bị có độ nghỉ phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ loa được tốt hơn. Một điều nữa là nên chọn các cặp loa và amply cùng hãng để tương thích cao và hoạt động bền bỉ hơn.
Chính vì thế trước khi sử dụng, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về việc phối ghép amply và loa sao cho hợp lý nhất để tránh gây hư hỏng các thiết bị trong dàn âm thanh của mình một cách đáng tiếc.
Tránh bị ngắn mạch
Đây là vấn đề khá phổ biến khi sử dụng loa karaoke gia đình. Hiện tượng này xảy ra khi dây cực dương và dây cực âm chạm nhau (hay còn gọi là chập điện, đoản mạch). Khi điều này xảy ra, dòng điện sẽ tăng lên cực đại. Trường hợp nhẹ có thể dẫn đến dây dẫn bị cháy còn nặng hơn có thể làm hỏng cả hệ thống âm thanh.
Các thiết bị mới thường có thiết kế hệ thống bảo vệ khi bị ngắn mạch. Ngoài ra, để hạn chế vấn đề ngắn mạch, bạn có thể sử dụng một số dòng amply chất lượng cao, có chế độ bảo vệ ngắn mạch để đảm bảo cho hệ thống loa karaoke.
Vệ sinh loa thường xuyên
Không chỉ riêng loa karaoke mà bất cứ thiết bị điện nào khi sử dụng cũng cần phải hạn chế tối đa bụi bẩn bám vào vì các loại mạch điện tử nếu bị bám bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng truyền dẫn tín hiệu đi rất nhiều.
Đồng thời, nếu ở màng loa có bám bụi bẩn, đặc biệt là các loại bụi như mạt sắt, các mẩu kim loại nhỏ… thì loa sẽ phát ra tiếng rè rè rất khó chịu và màng loa rất dễ bị hư hại.
Vì vậy bạn hãy lên lịch vệ sinh cho loa cũng như các thiết bị âm thanh thường xuyên, nên để loa ở môi trường sạch sẽ.
Tránh nơi ẩm thấp
Đối với các loại loa karaoke cỡ lớn, nếu thùng loa được làm bằng các loại gỗ không chất lượng thì nếu hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và tuổi thọ của thùng loa.
Bên cạnh đó, độ ẩm cao cũng góp phần làm hơi nước tích tụ lại và bám lên bề mặt của mạch điện, gây hiện tượng chập mạch và rất dễ bị cháy loa. Chính vì thế bạn cần chú ý đến độ ẩm nơi bạn đặt loa, đặc biệt là vào mùa mưa khi độ ẩm không khí lên cao. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy sử dụng các gói chống ẩm rời để có thể bảo quản loa tốt hơn.
Tránh ánh sáng mặt trời
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ảnh hưởng đến các gân loa. Vật liệu làm gân loa thường là cao su hoặc mút xốp và sẽ bị phân hủy khi bị chiếu tia cực tím.
Chính vì thế để loa thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm quá trình này diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế cần có các biện pháp bảo vệ, che chắn khi sử dụng loa ngoài trời trong thời gian dài.