Cách lấy hơi khi hát karaoke như thế nào?
Cách lấy hơi khi hát karaoke quyết định khá nhiều đến khả năng hát karaoke có hay hay không. Thở bằng sườn và cơ bụng là cách hiệu quả nhất để có hơi thở sâu, việc luyện tập rất đơn giản. Cơ bụng thả lỏng cho phép hít đầy không khí và giảm căng thẳng cho cổ và họng khi thở ra. Đây là cách mà hầu hết ca sĩ hiện nay đều áp dụng.
Mời bạn tham khảo thêm Cách hát karaoke hay như ca sĩ
Lưu ý trong quá trình lấy hơi khi hát karaoke
- Không nên lấy hơi hoàn toàn chỉ bằng mũi hoặc miệng mà cần có sự kết hợp để lấy hơi được nhiều và ổn định hơn. Một số những trường hợp có thể lấy hơi hoàn toàn từ miệng như những đoạn hát cao trào hoặc những đoạn hát cần nhanh, nhịp nhàng.
- Cách lấy hơi để hát hay là khi lấy hơi không nên phình bụng ra trước sẽ dẫn tới sai kỹ thuật, cơ bụng bị căng cứng ảnh hưởng tới việc phát âm sai. Cách điều chỉnh lấy hơi đúng cách, luồng không khí sẽ đi sâu vào bụng làm cho hoành cách mô hạ xuống. Muốn biết mình lấy hơi đã chuẩn chưa hay để tay dưới bụng và cảm nhận bụng có độ phình và thở ra bụng xẹp lại hay không.
- Không nên hít hơi quá nhiều làm phần cơ bụng, sườn, ngực bị căng dẫn tới âm thanh phát ra không chuẩn. Lấy hơi phải đảm bảo sự vừa phải độ dài của câu hát, tốc độ lấy hơi cũng phải linh hoạt nhanh – chậm phù hợp theo nhịp điệu của bài hát.
- Lấy hơi đều đặn không nên để hết hơi này mới lấy hơi khác tránh bị đuối hơi, dẫn đến bị đỏ cổ, đỏ mặt gây mất thẩm mỹ. Nên ngắt và lấy hơi theo độ dài câu hát không nên hát cố gây đuối sức hoặc nhanh bị mệt. Chú ý dáng đứng thẳng không nên nhô vai khi hít hươi ảnh hưởng tới hô hấp, lấy hơi không được sâu dẫn tới hụt hơi, mất hơi, âm phát ra không có sự nhịp nhàng. Hãy luyện tập dáng người trước gương thật nhiều lần để chỉnh sửa đúng nhất.
Lưu ý khi đẩy hơi
- Không nên phí phạm hơi thở, nên luyện tập đẩy hơi đều đặn, điều tiết hợp lý sao cho phù hợp với câu hát ngắn hoặc dài. Tránh hiện tượng đủ hơi cho câu đầu và đuối hơi cho những câu về cuối dẫn tới lấy hơi không liền mạnh, ngắt quãng, đứt đoạn. Do vậy nên luyện tập thường xuyên để có một hơi thở đều đặn đảm bảo cho âm thanh luôn ổn định.
- Cách lấy hơi để hát với những nốt cao bạn không nên đẩy hơi quá mạnh và dài, bởi khi hát những nốt như vậy thanh đới không hoàn toàn đóng dẫn tới ra nhiều hơi, khi hát mạnh làm thanh đới căng ảnh hưởng tới âm sắc không trọn vẹn, chuẩn xác, người hát mau bị mệt, đuối.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có 2 cách hát karaoke văn phòng sẽ giúp cải thiện được chất giọng của mình:
- Tập lấy hơi thật sâu và nhớ phải hít sâu vào trong phần bụng + phổi cho thật căng, sau đó xì hơi ra qua đường miệng, làm sao cho nó kêu xì xì như lốp xe bị thủng hơi ấy, càng xì được lâu càng tốt. Luyện thật nhiều bạn sẽ có hệ thống hơi tốt thì sẽ hát hay và đúng nốt. Các ca sĩ hàng ngày vẫn phải luyện cái này (chú ý không được nén hơi ở ngực – như thế sẽ không hát được câu dài và không đủ hơi cho nốt nhạc cao).
- Nhiều bạn thắc mắc rằng: sao em hát không thanh thoát được như ca sĩ mà giọng cứ ồm ồm, giọng xỉn, không thoát ra được?
- Các bạn chú ý nhé, khi hát bắt buộc phải lấy hơi như đã nói ở trên và thật chú ý: bạn phải đẩy hơi (lời hát) lên cao trong vòm miệng của mình phần vòm miệng ở dưới mũi của bạn ấy (nhưng đừng đẩy qua mũi nhé). Phải đảm bảo là luôn làm như vậy với mọi câu hát. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều khi tập cái này.
- Nếu làm được thế giọng hát của bạn sẽ vang to và xốp, đây là điều mà các ca sĩ bắt buộc phải làm được.
- Đối với những nốt nhạc thấp thì khi hát bạn đừng lấy hơi sâu hoặc không lấy hơi thì bạn sẽ hát được rất trầm đấy, phải nhớ là vẫn phải đẩy câu hát lên vòm miệng nhé!
- Khi hát bạn cần phải thở sâu và thoải mái nhằm giảm đến tối thiểu sự căng thẳng và nâng hiệu quả đến mức tối đa. Hiểu rõ cơ chế và hoạt động hô hấp sẽ giúp bạn làm chủ hơi thở của mình.
Cách luyện tập thở
- Bạn nằm dài ra sàn nhà, sau đó có thể để một quyển sách lên bụng.
- Thoải mái, tập trung chú ý hít vào thở ra bằng cơ bụng. Bạn sẽ quan sát thấy quyển sách chuyển động lên xuống ở bụng.
- Đứng dậy và làm lại hành động này.
Ngoài ra còn có BỐN BƯỚC THỞ HIỆU QUẢ
- Đứng thẳng người, hai chân dang ra ngang hông, ngực nâng lên thoải mái.
- Hít sâu vào bằng mũi và miệng cho bụng mình phình ra mà vẫn giữ cho bắp thịt bụng không căn.
- Để cho bắp thịt bụng co rút nhẹ khi bắt đầu xướng một âm dài ở cao độ vừa phải.
- Vẫn giữ cho ngực cao và cố giữ cho khung sườn nở ra khi xướng âm. Đừng để cho ngực bị ép.
Khi hít vào, đừng hít vào đầy phổi. Hít đầy phổi sẽ làm cho cuống họng và hàm căng cứng ngay trước khi phát được âm. Hít vào sâu làm nở khoang bụng và bụng dưới ra. Cố đừng nâng đôi vai lên, vì sẽ tạo ra căng thẳng.
Bài tập luyện cách lấy hơi khi hát karaoke
Sau khi bạn đã luyện tập ở các bước trên rồi thì bài tập này giúp bạn tăng cường thở. Bạn nhớ đừng hít vào nhanh quá hoặc nâng ngực khi hít vào nhé.
- Hít vào đếm đến 10, mỗi nhịp bạn hít 2 lần ngắn.
- Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp
- Sau đó bạn lại Hít vào đếm đến 10 như lần đầu tiên.
- Thở ra 20 nhịp bằng một đợt thở dài và liên tục.
- Sau cùng, hít vào trở lại đến 10, với hai đợt hít ngắn mỗi nhịp.
Bạn nhớ cảm nhận sự nở ra của sườn khi tập thở ra. Tiếp tục với các bước sau đây để có một giọng hát khỏe:
- Hít vào đếm đến 10, ( lưu ý bước này bạn hít đúng 1 lần dài liên tục nhé).
- Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp.
- Hít vào lại trong 10 nhịp bằng một hơi liên tục và nhẹ.
- Thở ra bằng một hơi liên tục trong 20 nhịp.
- Hít vào lại cho đến 10 bằng một hơi chậm và dài.
Sau đó bạn hát “aaaa” thoải mái trong 20 nhịp. Vẫn cảm nhận sự nở ra của sườn suốt thời gian thở ra bạn nhé.
Cuối cùng, hãy thực hiện nốt các bước sau:
- Hít vào thật nhanh một lần.
- Thở ra trong 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp.
- Hít vào thật nhanh một lần.
- Thở ra liên tục trong 20 nhịp.
- Hít vào thật nhanh một lần.
Chúc các bạn thành công, có một giọng hát thật khỏe.
Pingback: Cách Hát Karaoke Hay Như Ca Sĩ | Âm Thanh AHK