Một dàn âm thanh dù cao cấp đến đâu, đắt tiền như thế nào thì vẫn có lúc xuất hiện một số biểu hiện là như bị sôi, bị rè mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng không đúng cách, bảo quản loa không tốt. Hãy cũng Âm Thanh AHK tìm hiểu cách sửa loa bị sôi, loa có tiếng xèo xèo ngay sau đây.
1. Nguyên nhân khiến loa có tiếng xèo xèo?
Có nhiều nguyên nhân khiến loa bị sôi, có tiếng xèo xèo, một trong số đó là:
- Do bị thiếu mát hoặc bị hở mát, nghĩa là cực trung tính hoặc dây trung tính của loa đã bị chập với dây tín hiệu hoặc bị chập với nguồn điện khác. Hoặc do không có dây tiếp đất nên loa thường xuyên xuất hiện tiếng kêu xèo xèo.
- Nguồn điện cấp cho bộ dàn âm thanh không ổn định, do nối cùng với các động cơ hoặc gần các nhà máy, khu công nghiệp…
- Khu vực bạn sử dụng loa có nhiều thiết bị có khả năng bức xạ sóng mạnh như điện thoại di động khi có tin nhắn, điện thoại hoặc gần các khu vực có nhà máy nổ, động cơ có tia lửa điện.
- Chiết áp chỉnh volume (nằm trên amply đối với loa thụ động, hoặc trên thân loa đối với các dòng loa chủ động active) đã quá cũ có dấu hiệu oxi hóa khiến phần tiếp xúc không tốt gây ra những tiếng kêu khó chịu khi phát nhạc, đặc biệt khi vặn âm lượng càng to thì tiếng xèo xèo cũng to thêm.
- Amply của bạn đang bị quá tải không đủ tải công suất của loa.
- Tín hiệu vào bàn mixer và EQ quá tải trước khi xuống Power.
- Dây loa, dây nằm gần thiết bị bức xạ sóng mạnh. Ví dụ tin nhắn và chuông điện thoại cũng làm loa kêu lụp bụp. Gần các nhà máy nổ công suất lớn hoặc động cơ có tia lửa điện cũng làm bị sôi theo mức ảnh hưởng.
- Jack cắm loa kém hoặc ổ cắm jack kém, làm chập hở mát nếu day lại các jack sẽ thấy hết hoặc ít sôi hơn. Nếu loa càng có độ nhạy tốt thì càng hay bị sôi nếu do các yếu tố như trên.
- Nếu Crossover cho tần số mid, treble quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn… đều có thể gây chất lượng âm kém. Bạn phải luôn luôn kiểm tra Crossover khi muốn chia.
- Loa kéo có tiếng xèo xèo hoặc loa karaoke bị như vậy có thể do chính chiếc micro bạn sử dụng trong hệ thống. Vì nhiều bạn sử dụng micro có dây cho hệ thống lớn mà để khoảng cách từ mic đến thiết bị cắm quá xa, dây nối quá dài có thể khiến nhiễu tín hiệu và gây ra các tiếng khó chịu.
Nếu loa càng có độ nhạy tốt thì càng hay bị sôi nếu do các yếu tố như trên, còn loa chất lượng kém thì thường bị lỗi do chiết áp kém.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa là nguồn nhạc kém chất lượng, chứa nhiều tiếng ồn, nhiễu. Lúc này bạn cần sử dụng các nguồn nhạc chất lượng cao (gọi là nhạc lossless) để khắc phục.
2. Cách sửa loa bị sôi
Kiểm tra dây loa
- Kiểm tra lại dây loa nhà bạn đang dùng kém chất lượng hoặc lâu ngày nó bị ăn mòn và rỉ đỏ.
- Các bạn nên chọn những loại dây loa có chất lượng tốt và không bị ăn mòn theo thời gian.
Kiểm tra loa
- Đầu tiên hãy kiểm tra lại côn dây loa và lõi nam châm xem chúng có bị chạm vào nhau hay không, rất có thể khi thực hiện quấn lại loa không đúng cách khiến hai bộ phận này chạm vào nhau gây ra tiếng xèo xèo khi phát. Cách sửa là bạn hãy quấn lại và tách rời chúng ra.
- Kiểm tra thật kỹ các mối nối giữa màng loa và côn loa, giữa màng loa và nhện loa xem có bị hở hay không.
- Đồng thời, bạn kiểm tra xem phần côn loa có bị bụi bẩn hay bị một vật dụng nào đó rơi vào hay không.
Kiểm tra lại Jack kết nối, chiết áp
- Kiểm tra lại các đầu jack kết nối, đặc biệt với loại dây AV kết nối.Bạn nên dùng một loại dây AV có chất lượng tốt.
- Không nên dùng những loại dây kém chất lượng và đầu cắm lỏng.
- Khi thấy chiết áp âm lượng có dấu hiệu bị oxi hóa thì hãy thay ngay cái mới để đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh đầu ra của loa. Thay chiết áp âm lượng cũng khá dễ dàng bạn có thể mua linh kiện ở các cửa hàng điện tử về thay. Chú ý khi thay cần vệ sinh sạch sẽ chỗ lắp chiết áp để không bị nhiễu tín hiệu khi vặn.
Nếu hệ thống giắc cắm loa của bạn sử dụng đã quá cũ và có hiện tượng han gỉ hãy thay thế toàn bộ. Chúng không chỉ giúp bạn giải quyết triệt để được tình trạng loa có tiếng xèo xèo mà còn giúp chất lượng âm thanh toàn hệ thống được cải thiện hơn. Đặc biệt là những hệ thống chuyên nghiệp như âm thanh hội trường, sân khấu, âm thanh hội nghị bạn cần thường xuyên kiểm ra các giắc kết nối này.
Sử dụng quản lý nguồn
Sử dụng nguồn riêng cho loa, không cắm cùng các thiết bị động cơ khác. Tốt nhất là bạn nên sử dụng bộ ổn định nguồn cho hệ thống âm thanh của mình vì chúng không chỉ đảm bảo cấp nguồn điện sạch mà còn giúp bảo vệ toàn bộ các thiết bị âm thanh.
Khi sử dụng loa hãy chú ý để các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính ra xa chúng để tránh những bức xạ sóng mạnh khiến loa có tiếng xèo xèo liên tục.
Kiểm tra dây kết nối với Micro
Lời khuyên cho bạn là không nên dùng các loại dây micro có kèm theo khi mua micro. Vì đây thường là những loại dây khuyến mại rẻ tiền, lõi nhỏ, đầu micro lỏng, kém chất lượng
Chú ý nếu sử dụng micro có dây phải chọn loại tốt và không được để dây nối từ micro về amply hay mixer quá xa để tránh gây tiếng xèo xèo cho loa.
Căn chỉnh EQ hợp lý
Luôn phải nhớ rằng EQ phần nhiều dùng để cắt những dải tần số dư, chứ không phải tăng những dải tần thiếu. Việc bắt ép loa phải chạy ở những dải tần quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng loa bị rè hoặc bị sôi và chất âm sẽ không được như bạn mong muốn.