Loa karaoke bị rè đặc biệt loa bị rè khi mở to là vấn đề rất nhiều khách hàng gặp phải nhưng không biết nguyên nhân và cách xử lý như thế nào. Hãy cùng Âm Thanh AHK tìm hiểu vấn đề này!
Tại sao loa bị rè?
Khi loa karaoke bị rè hay sôi khi tăng âm lượng, bạn hãy kiểm tra một vài chi tiết như amply, dây tín hiệu của loa xem có bị đứt hay không, giắc cắm loa có bị lỏng, quá cũ cần thay thế hay không.
Sau khi kiểm tra sơ bộ và khắc phục mà loa vẫn bị rè thì có thể do một vài nguyên nhân như sau:
1. Loa bị rè do hỏng hóc linh kiện
Một số thành phần của loa phải di chuyển liên tục (màng loa, coil loa, nhện…) nên theo thời gian sẽ bị rão, thậm chí rách, bong keo… là nguyên nhân gây ra loa bị rè tiếng.
- Một số loa loa rè là do rách màng loa, giãn màng loa vì để loa ở môi trường ẩm ướt, bụi bặm.
- Cũng có thể do lõi côn loa lệch tâm, bị bong, nhện loa bong do khô keo có thể dán lại.
- Một nguyên nhân nữa là do màng loa bị bám bụi bẩn, đặc biệt là các mẩu kim loại nhỏ.
- Các mẩu kim loại nhỏ bị nam châm của loa hút dính vào mặt màng loa, khi loa hoạt động cũng dao động theo và gây ra tiếng rè rất khó chịu.
2. Loa bị rè do micro
Có rất nhiều khách hàng cho rằng điều này là không thể bởi micro có liên quan gì đến loa rè? Câu trả lời là khi bạn để micro hú dài, mỗi tiếng hú rít khiến cuộn dây loa hoạt động hết công suất sinh nhiệt rất nhanh mà không kịp thoát nhiệt ra ngoài.
Nếu để mic hú rít lâu có thể gây ra loa bị rè, thậm chí cháy loa… Khi gặp tình trạng micro hú dài, đặc biệt các mẫu micro đời cũ, bạn hãy giảm âm lượng của loa và tìm cách khắc phục tiếng hú trước khi tiếp tục sử dụng.
Nếu có thể, hãy thay thế bằng những bộ micro không dây đời mới với tính năng chống hú rít hiệu quả.
3. Chia Crossover không chuẩn dẫn đến loa bị rè
Crossover sau khi nhận tín hiệu đầu vào từ micro sẽ chia tách tín hiệu đó thành hai hoặc ba tín hiệu đầu ra với các dải tần số cao (high), trung (mid) và thấp (low) để truyền tới amply.
Tín hiệu từ amply sau khi được khuếch đại sẽ được truyền tới các củ loa bass, mid, treble khác nhau. Khi bạn chia Crossover không thích hợp, tín hiệu gửi tới loa không đúng dải tần số sẽ dẫn tới rè loa, về lâu dài có thể gây hỏng loa.
Chẳng hạn, crossover cho tần số mid (tín hiệu trung tần) trong khi loa của bạn đang nhận tần Low sẽ gây rè loa. Hoặc những trường hợp treble quá thấp, ampli tải loa treble quá lớn… cũng sẽ gây ra tình trạng này.
Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra thông số kỹ thuật của loa trước khi chia Crossover. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng công suất loa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn cung như tương thích với công suất của Amply.
4. Chỉnh Equalizer không đúng
EQ là viết tắt của chữ Equalizer – đây là thiết bị cân bằng âm thanh, thay đổi chất âm thanh trước khi ra loa. Trên thực tế EQ là thiết bị giúp cắt hú loa, cân bằng tần số âm thanh, cắt bỏ tần số thừa và thêm tần số thiếu.
Equalizer sử dụng nhiều bộ lọc điện tử mà mỗi cần làm việc theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng dải tần.
Khi bạn sử dụng EQ không đúng, chẳng hạn, khi bạn tăng bass quá mức trong khi lại giảm treble và mid sẽ phá vỡ sự hài hòa, ổn định của bộ dàn. Đặc biệt là chỉnh Gain quá mức sẽ dẫn tới tín hiệu bị vỡ, tiếng bị rè.
5. Amply quá tải không đáp ứng được công suất cho loa
Điều này chắc chắn sẽ gây tổn hại rất lớn đến bộ loa của bạn chứ không riêng gì việc bị rè hay sôi loa. Amply có thể điều chỉnh âm thanh và xử lý chúng trước khi ra loa, nhưng nếu amply quá tải, chúng sẽ không thể đảm nhiệm hết việc xử lý âm thanh dẫn tới rè loa.
Mặt khác nếu Amply có công suất nhỏ hơn so với loa thì khi mở to thì loa sẽ bị rè vì công suất không đủ.
Mời bạn tham khảo 23+ Amply Karaoke Bluetooth có công suất mạnh mẽ và nhiều công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Cách khắc phục loa bị rè
Muốn khắc phục tình trạng rè loa cần biết được nguyên nhân. Dựa trên những nguyên nhân phía trên, bạn sẽ có cách khắc phục tốt nhất.
Dưới đây là một vài cách mà Âm Thanh AHK xin hướng dẫn các bạn dựa trên các dấu hiệu ở phần cứng.
- Nếu loa rè do rách màng loa, giãn màng loa do ẩm ướt hoặc lõi côn loa lệch tâm hãy thay thế hoặc chỉnh lại côn loa; loa rè do màng loa và côn bong, màng loa và nhện loa bong do khô keo có thể dán lại.
- Kiểm tra loa có bị bám bụi bẩn trong côn loa, hoặc có thể do côn trùng làm tổ gây kẹt côn loa. Nếu bẩn bụi hãy vệ sinh sạch.
- Nếu loa rè do đứt dây dẫn từ trạm dây loa vào màng loa, hãy nối lại dây và kiểm tra loa. Nếu màng loa sát và côn loa sát vào lõi nam châm, hãy quấn lại loa.
- Kiểm tra các giắc nối vào loa xem có bị lỏng, rỉ sét do sử dụng lâu hay không.
- Kiểm tra công suất amply và loa có tương thích hay không; chỉnh EQ đúng chuẩn chưa; chỉnh Crossover đúng chưa.
- Sử dụng chế độ chống hú rít trên các micro, nếu có thể thì nâng cấp micro đời mới hơn.
Trên đây là một vài vấn đề liên quan đến tình trạng loa rè khi mở to, sôi loa khi sử dụng âm lượng lớn. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, audio Hải Hưng đã giúp bạn kiểm tra loa của nhà mình.