LOA FULL LÀ GÌ? Cách nhận biết loa full đơn giản nhất bằng mắt thường
1. Một số mẫu loa full range cao cấp
- JBL KP4015 Loa toàn dải karaoke chuyên nghiệp
- Loa karaoke JBL Pasión 12 Loa toàn dải cao cấp mới nhất
- Loa karaoke JBL KP6055 toàn dải 15 inch 2 chiều
- Loa karaoke JBL KP6052 toàn dải 12 inch 2 chiều
- Loa JBL Pasión 10 hát karaoke cao cấp
2. Loa full là gì?
Loa full (còn gọi là loa toàn dải, full range) là tên gọi chung cho tất cả các dòng loa sân khấu, loa karaoke, loa hội trường… có thể phát ra cả ba dải âm thanh (âm trầm, âm trung, âm cao). Thông thường, trong một dàn âm thanh karaoke chẳng hạn, chúng ta có nhiều loại loa, mỗi loại đảm nhận tái tạo lại các âm thanh có tần số khác nhau, ví dụ loa siêu trầm chỉ phụ trách các âm có tần số thấp (như tiếng trống), còn các loa trung sẽ đảm nhận tái tạo âm thanh của giọng hát. Nhưng đối với các loa full thì chỉ có một loa nhưng đảm trách tất cả việc tái tạo lại âm thanh ở nhiều tần số khác nhau.
Có hai loại loa full là loa full đôi (gồm hai loa), full đơn (gồm một loa). Đôi khi, chúng ta còn gọi tên kèm theo kích thước của loa, ví dụ loa full 3 tấc nghĩa là loa full có kích thước 3 tấc (30cm). Các loa full còn được gọi là loa toàn dải, được sử dụng rộng rãi cho các dàn âm thanh hội trường, âm thanh sân khấu, âm thanh đám cưới, các dàn karaoke…
3. Ưu nhược điểm của loa full
Trước tiên, chúng ta hãy nói về những ưu điểm tuyệt vời của loa toàn dải.
- Ưu điểm nổi bật của loa full là tính đồng bộ của âm thanh. Do tín hiệu âm thanh không phải qua bộ xử lý phân tần để chia ra các loa siêu trầm, các loa con phụ trách âm trầm, âm trung và âm cao, nên âm thanh hoàn toàn không bị lệch pha (phase) nhau, do đó tín hiệu được tái tạo lại đảm bảo đồng bộ và trung thực nhất.
- Công suất lớn. Hầu hết các loại loa full đều có công suất lớn và đang là lựa chọn của đa số các dàn âm thanh karaoke hiện nay, đặc biệt là các quán hát karaoke chuyên nghiệp.
Dễ dàng lắp đặt, vận chuyển. Vì cả hệ thống chỉ gồm một loa (loa full đơn) hoặc hai loa (loa full đôi) nên rất dễ dàng trong việc lắp đặt và set up hệ thống.
Bên cạnh đó, loa full cũng có những nhược điểm nhất định:
- Giá thành cao. Hiện tại, giá thành loa toàn dải của các thương hiệu nổi tiếng (như JBL) vẫn còn khá cao, nên các dàn karaoke gia đình hoặc các hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu nhỏ vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận. Tuy nhiên, bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng, Quý khách có thể tham khảo thêm các dòng loa toàn dải đến từ những thương hiệu khác như OBT, Soundking…
- Tần số đáp ứng hẹp. Do chỉ sử dụng một loa để đảm nhận chức năng tái tạo lại toàn bộ dải âm thanh nên tần số đáp ứng của loa sẽ không thể rộng bằng việc sử dụng nhiều loa đảm trách các phạm vi tần số khác nhau của âm thanh.
4. Cách nhận biết loa full
Thông thường loa full rất dễ phân biệt bởi đường tiếng cũng như đó là tên gọi chung chung nghĩa là Full là đầy đủ các dải âm thanh và viết tắt của Full range phát ra âm thanh trong dải mà ta nghe được sẽ có từ thông dụng mọi người hay gọi quen thuộc là FULL Bass, Full Treble.
- Tất cả loa dùng chung 1 thùng.
- Sử dụng phễu nhỏ ở thùng loa (không phải loa nào cũng có).
- Trên củ loa hay thường có chữ Full Range
5. Một số loại loa toàn dải tại công ty Âm Thanh AHK
Bên cạnh các mẫu loa full cao cấp đến từ thương hiệu JBL, Bose, Yamaha thì các mẫu loa toàn dải của OBT – thương hiệu Đức cũng rất đáng để tham khảo. Loa karaoke, loa hội trường OBT có ưu điểm giá thành vừa tầm, chất lượng khá, mẫu mã đẹp và sang trọng không thua kém các thương hiệu nổi tiếng khác.
LOA FULL ĐÔI OBT 425