Wiki các thuật ngữ âm thanh
Trên các thiết bị âm thanh như loa karaoke, loa âm trần, amply, bàn trộn âm thanh… thường có các thông số kỹ thuật thường viết bằng tiếng Anh, bài viết này Công ty Âm thanh AHK xin gửi tới Quý khách hàng bản dich tiếng Việt và giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ âm thanh đó.
- 2-way, two way (Hai đường tiếng): Cấu trúc dây được thiết kế với các đường truyền riêng biệt dành cho tần số cao và tần số thấp giúp các tần số truyền tải với một tốc độ giống nhau và cho âm thanh chính xác. Ví dụ đối với các loa 2 đường tiếng gồm hai loa, 1 loa trầm bass và 1 loa tweeter và sử dụng mạch phân tần để tái tạo hai dải âm trầm, âm trung và cao bằng các loa riêng biệt.
- 3-way (Ba đường tiếng): Cấu trúc dây được thiết kế với các đường truyền riêng biệt dành cho tần số cao tần số trung và tần số thấp giúp các tần số truyền tải với một tốc độ giống nhau và cho âm thanh chính xác. Ví dụ đối với các loa 3 đường tiếng gồm 3 loa, 1 loa trầm bass và 1 trung mid và 1 loa treble và sử dụng mạch phân tần để tái tạo hai dải âm trầm, âm trung và cao bằng các loa riêng biệt.
- Amplifier (Amply): Thiết bị làm tăng mức tín hiệu. Chúng thường tăng điện áp, dòng điện, hoặc cả hai.
- Analog (Tương tự): Là sự mô tả sóng âm một cách liên tục. Tín hiệu điện liên tục thường được tái thể hiện dưới dạng sóng dao động. Nó có thể lấy bất kỳ giá trị nào trong một phạm vi và thay đổi trơn tru giữa các giá trị, trái ngược với tín hiệu số digital, được đặc trưng bởi các bit thông tin rời rạc theo các bước số.
- Anechoic (Phòng câm): Không có tiếng vọng. Một phòng không có tiếng vọng là phòng không có âm phản xạ.
- Audio frequency (Tần số âm thanh): Dải âm mà tai người nghe thấy, thông thường từ 20Hz đến 20kHz.
- Asymmetrical (Bất đối xứng): Thường dùng để mô tả âm thanh của một thiết bị không cân bằng, lệch trục giữa.
- Aux Input (đầu vào Aux): Đây là kết nối đầu vào thích hợp cho cả đầu vào từ nguồn phát và đầu vào micro từ một bộ khuếch đại, có thể được cân bằng hoặc không cân bằng đầu vào.
- Axis (Trục): Đường/trục tưởng tượng chạy từ loa đến vị trí người nghe.
- Banana Plug (Giắc/jack bắp chuối): Là đầu nối có hình bắp chuối với chiều rộng khoảng 0,32cm (1/8 inch), chiều dài khoảng 2,54cm (1 inch) được cắm thẳng vào lõi của cọc đấu nối phía sau loa hoặc amply.
- Bandwidth (Dải thông tần, băng thông). Một dải tần số cụ thể nào đó.
- Baffle (Vách): Trong mỗi chiếc loa, thuật ngữ vách thường được dùng để chỉ tấm chắn phía trước gắn mặt loa.
- Binding Post (Cọc/trạm đấu loa): Cọc phía sau loa và ampli dùng để đấu nối với dây loa. Cọc này có nhiều hình dạng khác nhau, từ loại kẹp dây lỗ nhỏ, kẹp xoáy ốc đến kẹp bắt giắc càng cua hay lỗ nhận các đầu bắp chuối.
- Bass (Tiếng trầm, âm trầm): Âm trầm trong dải âm thanh với tần số từ 0Hz đến 200Hz.
- Bass Reflex (Thùng loa cộng hưởng, phản xạ âm trầm): Là loại thùng loa sử dụng khoang riêng hoặc ống dẫn để tăng cường âm trầm, chính là sử dụng hiện tượng cộng hưởng của âm thanh mà bạn đã học trong chương trình Vật lý THPT. Hiện tượng này thường ứng dụng để chế tạo loa thùng, đàn guitar… Loa được thiết kế có lỗ thoát hơi để tăng cường tiếng bass. Nếu thoát hơi nằm phía sau loa khi ta đặt gần tường, âm bass sẽ tăng lên rất nhiều
- Bi-amping (Âm thanh hai cầu): Sử dụng 2 amply để đánh 2 cầu loa. 1 cầu là dải low, còn 1 cầu là dải high mid. Việc chơi này k nhất thiết phải có phân tần chủ động. Chỉ cần loa có 2 cặp cầu loa là được rồi.
- Biwiring (Đấu dây đôi): là sử dụng hai cặp dây loa đấu từ một ampli để đánh riêng rẽ cho dải trầm và dải cao trên một cặp loa.
- Center Channel speaker (Loa trung tâm): Loa trung tâm được sử dụng để tái tạo giọng nói, hội thoại hoặc bất kỳ loại âm thanh nào khác được mix trong quá trình sản xuất đĩa. Trong ứng dụng gia đình, loa trung tâm thường được đặt ngay trên hoặc dưới tivi. Loa trung tâm đóng vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối âm thanh từ loa đằng trước bên trái sang loa đằng trước bên phải. Chiếc loa này tạo nên sự liền lạc và thuyết phục đối với trường âm của một bộ phim.
- Coaxial cable (Cáp chuyển): Là loại cáp trở kháng 75 Ohm, được sử dụng phổ biến để kết nối tivi với một số hệ thống ăng-ten của đài FM hoặc đài truyền hình. Thiết bị này cũng được sử dụng để kết nối bộ cơ của đầu đọc CD hoặc đầu đọc DVD đến bộ chuyển đổi DA.
- Cone (Nón loa): Là màng loa dạng nón được gắn vào cuộn dây âm để tạo sóng dao động trong không khí giúp đôi tai cảm nhận được âm thanh.
- Condenser Microphone: Micro tụ điện hay microphone điện, nó được sử dụng rộng rãi cho các bài phát biểu và hội họp, thiết bị luôn luôn cần cung cấp năng lượng từ pin hoặc từ công suất ảo được cung cấp trong bộ khuếch đại.
- Crossover (Phân tần): Là bộ phận thụ động (trong một thùng loa) hoặc chủ động (trong bộ xử lý) phân chia các dải tần cụ thể tới từng loa con riêng biệt của mỗihệ thống loa. Nếu không có bộ phân tần thì mỗi củ loa sẽ chịu toàn bộ dải tần qua nó.
- Crossover Frequency (Tần số cắt): Là tần số mà hệ thống phân tần của loa chọn để đưa tín hiệu audio vào loa con.
- Compact Disc Transport (Bộ cơ CD): Thiết bị đọc thông tin dưới dạng nhị phân từ đĩa compact và chuyển đến bộ phận bên ngoài để hoán chuyển thành tín hiệu tương tự.
- Damping Material (Vật liệu tiêu tán): Các loại vật liệu được trang bị để tăng độ tiêu tán như bông thuỷ tinh, đệm polyester hoặc mút… đặt trong thùng loa để giảm sự cộng hưởng tần số của nón loa bass.
- DAC- Digital to Audio Converter (Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự): Là thiết bị chuyển giải mã chuỗi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự.
- Decibel (dB): Là đại lượng đo cường độ âm thanh. Mỗi dB là sự thay đổi nhỏ nhất trong cường độ âm thanh, có thể nhận biết được bởi tai người.
- Dipolar (lưỡng cực): Là thiết kế loa với những cặp loa đối diện được cân chỉnh cho lệch pha và tỏa âm ra nhiều hướng. Điều đó dẫn đến việc triệt âm lẫn nhau giữa các loa con và người nghe chỉ cảm nhận được âm thanh phản hồi từ những ra bức tường xung quanh phòng nghe. Công nghệ này thường được ứng dụng trong loa “ surround” của hệ thống home theater.
- Diaphragm (Màng rung): Trong củ loa, màng rung được điều khiển bởi cuộn dây loa. Nó chuyển động và tạo sóng không khí, tạo nên âm thanh. Màng rung thường có hình nón hoặc dạng vòm.
- Digital (Kỹ thuật số): Mô tả các giá trị ước tính trong các khoảng thời gian rời rạc.
- Diaphragm (Màng rung): Trong củ loa, màng rung được điều khiển bởi cuộn dây loa. Nó chuyển động và tạo sóng không khí, tạo nên âm thanh. Màng rung thường có hình nón hoặc dạng vòm.
- DSP (Xử lý tín hiệu số): Chương trình được sử dụng để thay đổi tín hiệu đầu vào số với một số ứng dụng phổ thông như xử lý thời gian trễ của các loa phía sau, cân chỉnh cho loa subwoofer, lọc tần số thấp khỏi các loa vệ tinh và thêm các hiệu ứng (rạp hát).
- DTS (Hệ thống rạp hát số): Là tên gọi của phương pháp mã hóa các kênh âm thanh để xem phim và nghe nhạc. Có thể lên đến 7 kênh(6.1). Phương thức này trở lên ưu trội so với Dolby Digital 5.1.
- Equalizer (EQ): Thiết bị điện tử hoạt động như bộ lọc chủ động để tăng hoặc giảm một khoảng tần số nhất định. Thay đổi có mục đích của độ nhạy tần số của mạch để thay đổi âm thanh. Bạn có thể thực hiện điều này để tăng âm trầm cho trò chơi hoặc phim ảnh. Hoặc để tạo nên âm thanh cân bằng hơn cho âm nhạc của bạn.
- Filter (Bộ lọc): Là mạch điện hoặc bộ phận cơ khí loại bỏ hay làm suy giảm năng lượng ở một vài tần số nhất định, đồng thời cho phép những tần số khác đi qua.Crossover (phần tần): Là bộ phận thụ động (trong một thùng loa) hoặc chủ động (trong bộ sử lý) phân chia các dải tần cụ thể đến từng loa con riêng biệt của hệ thống loa. Nếu không có bộ phân tần, thì mỗi củ loa sẽ chịu toàn bộ dải tần qua nó.
- Frequency (Tần số): Số chu kỳ lặp đi lặp lại âm thanh trong một thời gian nhất định, được đo bằng hertz hoặc kilohertz. Giá trị trần thường là 20Hz đến 20K Hz với các tần số thấp hơn đại diện cho âm trầm và cao hơn đại diện cho âm cao.
- Frequency Response (Dải tần, đáp ứng tần số, tần số đáp ứng): Là dải âm thanh cân bằng trên toàn bộ âm phổ được tái tạo bởi thiết bị âm thanh mà tai người có thể nghe thấy ở cùng mức âm lượng, thường từ 20Hz đến 20.000Hz.
- Gain: Trong điện tử, Gain là thước đo khả năng của một mạch (thường là một bộ khuếch đại) để tăng sức mạnh hoặc biên độ của tín hiệu từ đầu vào đến đầu ra. Nó thường được định nghĩa là tỷ lệ trung bình của tín hiệu đầu ra của một hệ thống và đầu vào tín hiệu của cùng một hệ thống
- HDMI (High Definition Multimedia Interface): Có nghĩa là Giao diện đa phương tiện độ phân giải cao, để truyền tải tín hiệu video số từ nguồn phát tới TV. Nguồn phát phải chuyển tín hiệu số sang analog. Kết quả là tín hiệu “sạch” được truyền tới TV có trang bị HDMI hay DVI. Dây tín hiệu HDMI có thể truyền được tín hiệu hình và tiếng. Jack gồm 19 chân kim (19 pin).
- Hertz (Hz): Đơn vị tiêu chuẩn của tần số, tương đương 1 chu kỳ trên giây. Một hertz (Hz) thể hiện một chu kỳ trên giây, 20Hz thể hiện 20 chu kỳ trên giây và v.v…
- High Pass Filter (Bộ lọc cao tần): Là bộ lọc được thiết kế chỉ cho phép tín hiệu cao tần đi qua, đồng thời giảm thiểu tần số thấp.
- Impedance (Trở kháng): Tổng lượng đối kháng (điện trở, điện dung, độ tự cảm) trên đường đi đối với dòng điện xoay chiều. Trở kháng tính bằng (Ohm) và thay đổi ở các ngưỡng tần số khác nhau.
- Integrated Amplifier (Ampli tích hợp): Thiết bị đơn khối gồm cả phần tiền khuếch đại và phần khuếch đại công suất.
- Interconnects – Cables (Dây tín hiệu): Dây tín hiệu được sử dụng để kết nối các thiết bị có mức tín hiệu thấp từ đầu đọc CD đến receiver, từ đầu đọc DVD đến receiver, từ receiver đến loa sub điện… Hầu hết dây tín hiệu đều có cấu trúc bọc chống nhiễu và sử dụng đầu kết nối RCA.
- Line Level: Mức tín hiệu đầu vào của một thiết bị khuếch đại như preampli hoặc amply.
- Low Pass Filter (lọc trầm): Là bộ phận lọc được thiết kế cho các tần số thuộc dải trầm đi qua, đồng thời làm suy hao các tần số thuộc dải cao.
- Maximum Power Rating (Công suất cực đại): Là mức công suất (W) cực đại mà thiết bị audio có thể chịu đựng trong khoảng giữa của dải trầm, thường ở phía cận trên dải tần của loa sub-bass (khoảng 100 – 200Hz).
- Neutral (Cân bằng): Âm thanh cân bằng là một tiêu chuẩn mà các hãng âm thanh, tai nghe đều hướng đến. Âm thanh cân bằng tức là cả ba dải âm thanh, cao, trung, thấp ở mức đồng đều nhau, giúp người dùng tận hưởng được mọi chi tiết một cách hài hòa. Tuy vậy, không có bất cứ một tai nghe nào cân bằng một cách hoàn hảo cả, mỗi hãng lại có một định nghĩa về ‘cân bằng khác nhau’, nên đôi khi một sản phẩm cân bằng với người này lại trở nên khó nghe với người khác.
- Noise (Nhiễu): Tín hiệu không mong muốn tác động đến nguồn tín hiệu âm thanh/hình ảnh gốc.
- Nominal (Danh định): với hệ thống âm thanh tại gia, thuật ngữ danh định có hai cách hiểu chính: 1-Công suất danh định là công suất tối thiểu mà ampli cần có để đánh cặp với loa. 2-Trở kháng danh định là trở kháng tối thiểu trên lý thuyết của cặp loa.
- Output (Công suất): Cường độ tái tạo âm thanh của một cặp loa, amply, cục đẩy công suất…
- Overload (Quá tải): Tình trạng hệ thống được cấp mức tín hiệu quá lớn. Hậu quả của quá tải có thể là hiện tượng méo tiếng hoặc làm hỏng thiết bị.
- Passive (thụ động): Một mạch điện hoặc một thiết bị khuếch đại nhưng không có các linh kiện tích cực như transistor hoặc đèn điện tử, do đó mạch thụ động không khuếch đại được công suất của tín hiệu. Hầu như không có độ méo.
- Phantom Power: Trong hệ thống các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp, đây là một phương pháp để truyền năng lượng điện DC thông qua dây cáp microphone để micro có chứa mạch điện tử hoạt động. Nó được biết đến như là một nguồn năng lượng thuận tiện cho micro.
- Phase (pha): trong lĩnh vực audio, pha dùng để chỉ mối quan hệ về thời gian giữa hai hay nhiều sóng. Để hai loa trong cùng hệ thống hoạt động đồng pha đặc biệt quan trọng. Điều đó có nghĩa là tất cả loa con trong hệ thống loa phải dịch chuyển ra vào đồng thời. Nếu loa có hiện tượng lệch pha sẽ gây nên tình trạng thiếu âm trầm hoặc vỡ âm hình stereo.
- Preamplifier (Tiền khuếch đại): Bộ phận tiền khuếch đại là trung tâm điều khiển của hệ thống âm thanh. Toàn bộ điều biến được thực hiện tại đây như âm lượng, cân bằng âm thanh giữa các kênh. Thông thường, thiết bị này có mức tín hiệu khuếch đại nhất định. Một receiver AV gồm cả phần tiền khuếch lẫn bộ phận khuếch đại.
- Power Amplifier (Bộ tăng âm công suất).
- Peak Power (Công suất đỉnh): là mức công suất cao nhất của ampli hoặc loa được khuyến cáo để thiết bị vận hành an toàn.
- PMPO (Peak Music Power Output): Công suất đỉnh đạt được ở một thời điểm, không phải là công suất liên tục của thiết bị. Thường ghi trên các bộ dàn liền, dàn mini, hoặc radio cassette tạo cảm giác giả tạo cho người ta rằng máy có công suất lớn.
- Power Hangling: Công suất an toàn tối đa mà loa có thề chịu tải được. Tuy nhiên, nên nhớ rằng tăng âm có công suất quá nhỏ sẽ khó đẩy loa hơn là ampli có công suất lớn.
- RCA Connector (Kết nối RCA): Là đầu cắm hoặc đầu jack tiêu chuẩn được sử dụng để kết nối các thiết bị audio hoặc video. Loại đầu cắm này, còn được gọi là jack tín hiệu bông sen, jack hoa sen – được phòng thí nghiệm RCA phát minh. Đầu RCA cũng được gọi với tên đường phono hoặc jack, ngay cả khi chúng sử dụng trong các thiết bị không dùng đến mạch phono.
- RMS (Root Mean Squared, Công suất RMS): Là hệ thống ký tự viết tắt dùng để chỉ công suất ước lượng (tính bằng watt) trong lĩnh vực âm thanh để đánh giá công suất đầu ra liên tục của ampli hoặc công suất chịu tải của loa.
- Six Chanel Input (6 đầu vào): Rất nhiều đầu DVD hiện nay có lắp sẵn bộ xử lý âm thanh Dolby Digital ở bên trong với 5 đường ra surround độc lập và một đường loa siêu trầm. Để sử dụng tiện ích này cần có amply xem phim 6 đường vào (mỗi một đường input cho một kênh âm thanh surround).
- Stereo (Âm thanh nổi): Thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với nghĩa gốc là sự chắc chắn. Một định dạng âm thanh hai kênh được thiết kế để tạo cho người nghe ảo giác về không gian ba chiều với âm hình nổi giữa hai cặp loa.
- Sensitivity hoặc SPL: Số đo của mức áp suất âm thanh đo từ một khoảng cách của một mét từ loa khi loa nhận được tín hiệu Watt-1 2,83-Volt tại 8 Ohms
- Shielding (Bọc kim chống nhiễu): Giữ cho dây dẫn hoặc máy móc thiết bị không bị nhiễu ngoài mong muốn.
- Subwoofer (loa siêu trầm): Là một thùng loa bass riêng biệt cho ra tiếng thật trầm mà các loa nhỏ khác không làm được
- Toroidal Transformer: Biến thế hình xuyến có độ ổn định cao và ít gây nhiễu cho mạch điện xung quanh.
- Treble (Tiếng bổng, âm cao): Âm thanh tần số cao, những âm bổng trong dải tần từ trên 200Hz – 20KHz.
- Triamping/Triwiring: Giống như biamping và biwiring song là ở loa có 3 đường loa (3 loa). Cần tới 3 cặp dây loa và 3 ampli stereo nếu như bạn muốn đấu loa theo kiểu triaming.
- Tweeter (loa tép, loa treble): Loa làm nhiệm vụ tái tạo các âm thanh tần số cao.
- Valve (Tube): Đèn điện tử, cho âm thanh ấm áp, quyến rũ.
- Watt (Đơn vị đo công suất): Số Watt càng lớn, công suất càng mạnh, nhưng loa kêu to đến mức nào còn phụ thuộc vào độ nhạy của loa, kích thước phòng nghe. Xem thêm PMPO.
- Woofer (loa trầm): Là loa to nhất trong một thùng loa, làm nhiệm vụ tái tạo tiếng bass. Trong một dàn karaoke thì loa trầm phụ trách những âm thanh thể hiện sự bùng nổ, rung lắc, và tiếng ồn ào. Đây là phạm vi cho các tiếng nổ, tiếng kèn tubas, tiếng hồ cầm cello, tiếng bass, trống và nhiều âm thanh khác nữa.