Kỹ thuật rung giọng khi hát karaoke là một trong những kỹ thuật khó nhất trong ca hát mà không phải ai cũng làm được. Hôm nay Âm Thanh AHK sẽ hướng dẫn các bạn một số cách rung giọng khi hát mà không phải ai cũng biết hãy theo dõi nhé.
Mời bạn tham khảo Cách hát karaoke hay như ca sĩ!
Tại sao cần rung giọng khi hát?
Trong các bản tình ca lãng mạn, nếu để ý bạn sẽ thấy các ca sĩ biểu diễn thường ngân rung ở cuối câu hát để tăng thêm sức truyền cảm, và tạo thêm âm sắc cho bài hát. Đây là một trong những cách mà các ca sĩ chuyên nghiệp (có nhiều năm kinh nghiệm) thường dùng để truyền đạt cảm xúc tới người nghe.
Kỹ thuật ngân rung được dùng rất nhiều trong thể loại âm nhạc cổ điển và bán cổ điển, tuy nhiên trong nhạc nhẹ, kỹ thuật này vẫn được xem trọng vì nó có thể tô điểm thêm sắc thái cảm xúc của bài hát. Trong các cuộc thi âm nhạc nếu bạn làm được kỹ thuật này chắc chắn ban giám khảo sẽ đánh giá cao bạn.
Cách ngân giọng khi hát là làm cho chữ nhả ra bị nhòe, không tròn vành, rõ chữ, ở mỗi dòng nghệ thuật ca hát truyền thống nó xuất hiện và mang màu sắc khác nhau như: Lối rung giọng chậm trong Tuồng, lối rung giọng nhẹ trong Chèo. Còn đối với Quan họ, hầu như không rung giọng để giữ được chất tự nhiên của giọng hát.
Mời bạn tham khảo Những bài hát karaoke hay nhất cho nam!
Cách rung giọng khi hát
Bạn cần kiểm soát hơi của mình thật tốt để có thể rung giọng đúng cao độ vì đây là nhân tố tác động đến thanh đới. Bạn có thể luyện tập cách rung giọng khi hát bằng cách lựa chọn một âm nào đó vừa kéo dài, vừa đẩy hơi, sao cho âm thanh lên phía trước mặt của bạn.
Cách thứ nhất. Bạn có thể thử hát một nốt ngắn và làm cho cao độ thay đổi 3 lần (ah-ah-ah, sao cho cao độ thấp xuống một chút mỗi khi kết thúc âm Ah). Hãy hình dung bạn đang hát âm Uh, và nó sẽ giống như Ah-uh, Ah-uh, Ah-uh…
Hãy nhớ rằng đừng phát ra âm H trong bài tập này và giữ liền hơi khi hát. Khi bạn cảm thấy thoải mái, hãy thêm 3 nhóm âm Ah-uh nữa. Hãy cứ tiếp tục như vậy. Hiện tại bạn mới chỉ làm cho nốt trầm xuống. Trong khi tập, cơ thể của bạn sẽ nhận ra những gì bạn định làm và tự động đẩy nốt lên cao một chút. Đừng bao giờ cố gắng ép buộc giọng hát của mình, hãy cứ để tự nhiên và nó sẽ xuất hiện sớm thôi nếu bạn đủ kiên trì. Hãy phân chia thành nhóm 3 sẽ giúp bạn kiểm soát âm thanh tốt hơn. Hãy nghĩ 1-2-3, 1-2-3, 1-2-3, 1-2-3. (Ah-uh,(1) ah-uh(2) ah-uh(3), liên kết chúng trong một quãng hơi. Sẽ có hơi bật ra nhưng không tới mức bạn cảm nhận được.
Cách thứ 2. Bạn có thể luyện tập bằng cách lướt âm thành từ âm Mee cho đến âm Yah để cảm nhận giọng rung ở phía trước trong miệng. Khi đang hát, âm thanh của nó sẽ phát ra tiếng “Meow“ rất giống tiếng mèo kêu. Hãy tập hát âm “ng” với cuống lưỡi, miệng mở ra. Cảm nhận giọng rung ở âm “ng” và mở ở âm “ah”. Tưởng tượng rằng giọng mình rung ở cùng một vị trí. Khi luyện tập đừng quên là phải thở bằng bụng, hạn chế hít vào bằng mũi vì hát nốt cao sẽ rất khó.
Cách thứ 3. Ở cách này tương tự như cách thứ 2 bạn hãy ngắt âm thành từng quãng sử dụng phụ âm “H”. Ví dụ như là ha-ha-ha-ha… hãy cảm nhận cơ bụng dưới của bạn co lại khi bạn làm như vậy. Khi đã làm được như vậy rồi, bạn hãy bỏ phụ âm H và chỉ hát âm A, vẫn nhớ cảm nhận tác động của cơ bụng. Hãy kiên nhân để bạn có thể cảm nhận được hiệu ứng âm thanh giống như một chiếc súng máy vậy. Chú ý cảm nhận thật rõ cử động ra vào của bụng dưới.
3. Một số lưu ý khi học cách rung giọng khi hát
Luyện tập hát rung giọng liên tục
Khi luyện tập, cơ thể của bạn sẽ nhận ra những gì bạn định làm và sẽ tự động đẩy nốt lên cao hơn. Hãy luyện tập tự nhiên, đừng cố ép buộc giọng hát của mình, nó sẽ xuất hiện trong khoảng vào tuần đến vài tháng.
Bạn hãy phân chia thành 3 nhóm để giúp kiểm soát âm thanh được tốt hơn. Khi luyện tập, sẽ có hơi bật ra nhưng khó để bạn có thể cảm nhận được. Một lưu ý nhỏ là hàm dưới không ảnh hưởng gì nên bạn không được di chuyển nó trong khi hát. Đối với bài tập này, đòi hỏi bạn cần phải luyện tập chăm chỉ hơn để thành thục. Đây chỉ là một cách rung giọng khi hát để luyện cho tiềm thức của bạn cảm giác rung giọng.
Uống nhiều nước hàng ngày
Khi bạn luyện tập và rung giọng khi hát bạn sẽ rất khô họng và cần rất nhiều nước. Hãy uống nước thường xuyên để cổ họng không bị khô.
Hãy biết ít nhất 2 cách lấy hơi khi hát
Khi hát bạn tốn rất nhiều hơi và đặc biệt là đoạn ngân rung bạn sẽ cần một lượng lớn hơi để có thể truyền đạt cảm xúc đến người nghe. Vì vậy hãy học kiểm soát hơi để luôn đủ năng lượng thể hiện đến cuối bài hát