Hướng dẫn cách xác định công suất loa
Các loại loa nghe nhạc, loa karaoke (loa karaoke JBL, loa karaoke Bose, Yamaha, BMB…) không tạo ra công suất (đó là công việc của bộ khuếch đại – amply, cục đẩy công suất). Công suất của loa chính là đang nói đến giới hạn công suất mà loa có thể xử lý được (chịu tải được) trước khi bị hỏng hoặc quá nóng (cháy). Điều này có nghĩa là công suất của bộ khuếch đại phải nằm trong phạm vi công suất chấp nhận được đối với loa. Bạn có thể nhân điện áp với cường độ dòng điện để có được công suất, vì vậy hầu hết thông tin bạn cần để xác định phạm vi công suất của loa nên được in trên thùng đựng loa, củ loa (nam châm) hoặc trong sách hướng dẫn. Bạn cũng có thể xác định công suất loa bằng cách sử dụng amply và đồng hồ điện VOM.
1. Cách xác định công suất loa bằng đọc thông số kỹ thuật
1.1. Đọc sách hướng dẫn sử dụng để tìm công suất loa
- Sử dụng sách hướng dẫn sử dụng. Các sách HDSD loa thường có in các thông số công suất RMS (RMS Power), công suất cực đại (peak), công suất chương trình (program) của một chiếc loa cùng với các thông tin về trở kháng, độ nhạy, cường độ âm cực đại…
- Đọc thông tin trên thùng (hộp) đựng loa nếu bạn không có sách hướng dẫn. Nếu bạn không có sách hướng dẫn, thì thường sẽ có một mẩu giấy nhỏ hoặc nhãn dán trên loa liệt kê công suất, điện áp và cường độ dòng điện.
- Đọc thông tin ở mặt sau của thùng loa. Thường ở mặt sau thùng loa có in đầy đủ tên model loa (mã loa) và các thông số kỹ thuật. Bạn có thể truy cập website của hãng và tìm đọc đầy đủ thông số của loa có mã vừa tìm được.
- Đọc thông tin trên củ loa. Nếu bạn có thể tháo rời thùng loa để nhìn thấy củ loa thì thường ở mặt sau củ loa có in các Thông số kỹ thuật cơ bản như trở kháng, công suất của loa (như trong hình sau là loa có trở kháng 8 Ohm, công suất 5W).
1.2. Tự tính công suất loa bằng điện áp và cường độ dòng điện
Nếu loa của bạn không in công suất mà chỉ in cường độ dòng điện và hiệu điện thế (điện áp) thì bạn có thể tự tính ra công suất của loa.
- Điện áp (hiệu điện thế) thường là một con số kết thúc bởi chữ V (Vôn, Volt)
- Cường độ dòng điện thường là một con số kết thúc bởi chữ A (Ampe)
Nhân cường độ dòng điện và điện áp để tìm công suất tối đa. Lấy điện áp của loa và nhân nó với cường độ dòng điện để có ước tính sơ bộ về công suất tối đa. Ví dụ: nếu loa của bạn có điện áp 120V và cường độ dòng điện 5A, nhân 2 số này với nhau ta được công suất của loa khoảng 600 watt.
2. Cách xác định công suất loa bằng amply và đồng hồ VOM
Cách đơn giản nhất để xác định công suất của loa là sử dụng một chiếc amply đã biết trước công suất (nếu chưa biết công suất của amply thì bạn có thể xem ở mặt sau của amply thường có in đầy đủ thông tin, hoặc sử dụng đồng đồ đo điện vạn năng để đo).
Các bước xác định công suất loa bằng amply như sau:
- Bước 1: Sử dụng một chiếc amply có công suất đã biết. Nên sử dụng amply có công suất lớn thì có thể test được công suất loa trong khoảng rộng hơn (Thông thường loa karaoke gia đình thường có công suất nhỏ chỉ khoảng vài trăm W do vậy bạn không cần sử dụng đến amply có công suất lớn 1000W hay 2000W mà chỉ cần sử dụng một chiếc Amply có công suất từ 200W đến 1000W là được).
- Bước 2: Mắc loa vào amply và dùng một đồng hồ VOM nối vào hai cực nguồn trên loa, để thang đo ở 50 VAC.
- Bước 3: Vặn Volume trên Amply về min và mở nhạc.
- Bước 4: Tăng dần Volume ở amply một cách từ từ, tuyệt đối không tăng đột ngột có thể gây cháy loa.
- Bước 5: Vừa tăng Volume vừa quan sát hoạt động của màng loa, nghe tiếng từ loa phát ra. Tăng Volume đến khi âm thanh phát ra loa có hiện tượng tiếng bị méo, rè,.. Sờ vào rốn loa hoặc chỗ gần côn loa thấy nóng ấm thì có nghĩa loa đã hoạt động quá công suất. Lúc này, xem đồng hồ VOM chỉ bao nhiêu vôn (hiệu điện thế sẽ dùng để tính toán công suất loa ở cách 2 sau đây) đồng thời vặn nhỏ volume lại đến lớn nhất mà loa có thể chơi tốt nhất (Không để loa chạy quá công suất quá lâu vì có thể sẽ gây cháy loa).
Sau những bước này, ta có 2 cách để xác định công suất của loa như sau:
Cách 1: Xác định công suất loa theo công suất hoạt động của amply
- Sử dụng thông số mức công suất tối đa trên amply mà loa có thể chơi tốt nhất. Với cách này, bạn có thể dựa vào công suất của amply để suy ra công suất loa.
- Ví dụ, bạn sử dụng amply test có công suất 200W, khi vặn volume đến vị trí tương ứng với 1/2 công suất của amply thì loa thu được âm thanh hay nhất, vượt quá thì bị rè, méo tiếng. Trong trường hợp này, ta có thể nói công suất của loa xấp xỉ 100W.
- Cách đo công suất loa này không cần sử dụng đồng hồ VOM.
Cách 2: Xác định công suất loa theo thông số đo được trên đồng hồ VOM
- Cách tính này sẽ mang lại cho ta một kết quả chuẩn xác hơn cách 1 nhưng bạn sẽ cần phải thực hiện thêm một bước đó là xác định trở kháng của loa.
- Với cách này, ta cũng sử dụng một đồng hồ VOM (đồng hồ đo vạn năng) để đo trở thuần của loa ở 0Hz. Sử dụng con số này nhân với 1.3 để ra trở kháng gần đúng của loa khi hoạt động thông thường.
- Sau khi đã xác định được trở kháng của loa và hiệu điện thế (con số vừa xem trên đồng hồ ở bước 5) ta có công suất loa P = U2/R (bình phương hiệu điện thế chia cho trở kháng) và đây sẽ là công suất gần đúng nhất của loa.