Công nghệ Surround Sound – Âm thanh vòm là gì?
Âm thanh vòm là một kỹ thuật để làm phong phú độ trung thực và độ sâu của một hệ thống tái tạo âm thanh bằng cách sử dụng nhiều kênh âm thanh từ các loa nghe nhạc xem phim bao quanh người nghe. Hệ thống âm thanh vòm (Surround Sound) là một hệ thống các loa được đặt xung quanh người nghe dùng để tái tạo không gian âm thanh, người nghe sẽ được trải nghiệm âm thanh một cách chân thực nhất, giống như đang hòa mình vào những thước phim gay cấn. Đơn giản nhất là khi đi xem phim ở các rạp, bạn sẽ cảm nhận được âm thanh được phát ra từ nhiều hướng khác nhau, trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải thậm chí là từ trên xuống nữa. Nói một cách chính xác hơn, hệ thống âm thanh vòm giúp cho người nghe có trải nghiệm giống như mình đang có mặt ở hiện trường nơi sự việc xảy ra.
Bố trí loa tạo âm thanh vòm 16.2 kênh
Ứng dụng của hệ thống âm thanh vòm là gì?
Ứng dụng đầu tiên của âm thanh vòm là trong rạp chiếu phim, các nhà hát, rạp hát. Tiếp theo là các hệ thống loa của phòng nghe nhạc gia đình, loa xem phim gia đình, rạp hát tại gia, hoặc các hệ thống loa vi tính, loa cho phòng chơi game chuyên nghiệp…
Làm thế nào để tạo ra âm thanh hình vòm?
Trước khi công nghệ âm thanh vòm ra đời, hệ thống âm thanh nhà hát thường có ba kênh âm thanh, từ các loa đặt trước khán giả ở bên trái, giữa và phải. Âm thanh vòm thêm một hoặc nhiều kênh từ loa phía sau người nghe, có thể tạo cảm giác âm thanh phát ra từ bất kỳ hướng ngang 360° nào xung quanh người nghe.
Các định dạng âm thanh vòm khác nhau trong các phương pháp tái tạo và ghi âm cùng với số lượng và vị trí của các kênh bổ sung. Thông số âm thanh vòm phổ biến nhất, tiêu chuẩn 5.1 của ITU, yêu cầu 6 loa: Loa trung tâm Center (C) ở phía trước người nghe, Loa Trái Left (L) và Loa Phải Right (R) ở các góc 60° phía hai bên của trung tâm, Loa Left Surround (LS) và Right Surround (RS) ở các góc 100-120°, cộng với một loa siêu trầm có vị trí tùy thích – thường ở phía sau người nghe.
Căn cứ vào số lượng loa của hệ thống âm thanh vòm mà người ta đưa ra các tên gọi chỉ số loa như 2.0, 4.0, 5.1… Con số đầu tiên dùng để chỉ các kênh riêng biệt, hoặc độc lập, toàn dải (có đáp tần từ 20Hz tới 20.000 Hz).
Chẳng hạn 2.0 có nghĩa là hệ thống có 2 kênh, sử dụng 2 loa còn được gọi là stereo, còn hệ thống 4.0 nghĩa là có 4 kênh truyền qua 4 loa riêng biệt trong hệ thống. Còn 5.1 có nghĩa là hệ thống có một loa siêu trầm chỉ từ từ 3Hz tới 120Hz. Như vậy thì hệ thống loa 5.1 có nghĩa là có năm loa riêng biệt gồm loa trung tâm, loa trái trước, phải trước, loa surround trái, surround phải và 1 loa siêu trầm.
Có cách nào thay thế âm thanh vòm thực sự không?
Ý tưởng đằng sau hệ thống âm thanh vòm truyền thống khá đơn giản: các loa được đặt xung quanh người nghe sẽ phát ra âm thanh bao quanh bạn. Nhưng các loa thanh (sound bar) thế hệ mới lại được quảng cáo là có khả năng phát ra âm thanh vòm, dù chỉ có một loa duy nhất đặt trước mặt bạn. Có thực sự như vậy không?
Tính năng “âm thanh vòm” mà các loa thanh soundbar quảng cáo, đặc biệt là các mẫu loa giá rẻ, thực ra chỉ là hiệu ứng âm thanh stereo mạnh hơn bình thường phát ra từ 2 hoặc nhiều trình điều khiển loa được tích hợp trong loa thanh đó.
Các loa thanh đắt tiền hơn, đặc biệt là các loa thanh mới nhất có tính năng Dolby Atmos, thì có thể giả lập âm thanh vòm với hiệu quả cực kỳ đáng ngạc nhiên. Đây cũng không phải âm thanh vòm “thứ thiệt” – bạn không thể thay đổi quy luật vật lý được – nhưng nó tạo ra cảm giác rất thực nhờ việc làm cho các làn sóng âm dội vào tường trong phòng và vọng lại.
Loa thanh Soundbar Sennheiser AMBEO có thể tái tạo âm thanh vòm ấn tượng
Một bộ loa thanh thông thường, thường chỉ là một hệ thống loa stereo có chất lượng hơn đôi chút so với các loa trên TV. Các loa thanh này thậm chí không thể “làm giả” âm thanh vòm, nhưng ít ra, chúng cũng có sức mạnh tối thiểu 100 watts, âm thanh nghe rõ ràng và giàu âm hơn so với các hệ thống loa TV được tích hợp sẵn. Một số bộ loa thanh còn đi kèm một loa sub (hệ thống stereo 2.1), nhưng các trình điều khiển loa vẫn phải cần 2 luồng âm thanh để phát được âm thanh stereo tiêu chuẩn.
Một số loa thanh được tích hợp chế độ âm thanh vòm, hoặc trong phần mềm điều khiển chúng có profile giả lập âm thanh vòm để tạo thêm không gian giữa các kênh trái – phải của âm thanh xuất ra nhờ thay đổi tần số và thời gian. Nhưng về cơ bản, bạn vẫn đang nghe 2 kênh âm thanh mà thôi, và cả hai kênh này đều phát ra từ trước mặt bạn. Ví dụ, một loa thanh Dunn của Thonet & Vander cũng hỗ trợ âm thanh của TV với mức tối ưu nhất.
Xem thêm Loa thanh Soundbar tốt nhất 2020: Yamaha, Roku, Vizio, Polk
Vậy còn các loa thanh trung cấp với 5 trình điều khiển loa khác nhau, hay thậm chí là 7 trình điều khiển loa? Trong trường hợp này, mỗi trình điều khiển có thể chơi một kênh riêng biệt từ một đoạn nhạc 5.1 hoặc 7.1, và tai bạn sẽ nghe được mọi âm thanh phát ra. Ví dụ, một mẫu loa thanh của Thonet & Vander Dunn có 5 loa trong một thanh, tương ứng với kênh giữa, trái trước, phải trước, vòm trái, vòm phải. Bạn sẽ nghe được các kênh trước, bên và sau, giống hệt như chúng xuất phát từ các nguồn khác nhau, nhưng thực ra chúng đều phát ra từ ngay trước mặt bạn. Có còn hơn không, nhưng rõ ràng chất lượng âm thanh không thể bằng một hệ thống âm thanh vòm đích thực với các loa được đặt đúng vị trí xung quanh người dùng. Các loa thanh mà chúng ta đang nói đến ở đây thực ra chỉ là âm thanh đa kênh mà thôi.
Các loa thanh sử dụng không gian phòng để giả lập âm thanh từ nhiều hướng
Với mức giá cao hơn, bạn sẽ được trải nghiệm âm thanh hấp dẫn hơn nhiều. Với sự xuất hiện của các công cụ phần mềm âm thanh vòm tiên tiến như Dolby Atmos và một số kỹ thuật thông minh, các hệ thống loa thanh phức tạp có thể tạo ra âm thanh vòm giả lập cực kỳ ấn tượng chỉ bằng một thiết bị duy nhất (thường được dùng thêm với 1 loa sub để tăng độ sâu cho bass). Điều này có thể thực hiện được nhờ việc chỉnh lại các trình điều khiển âm thanh theo những hướng nhất định để dội các làn sóng âm vào tường trong phòng và quay lại phía người nghe từ các hướng khác.