Những người chơi âm thanh hay còn được gọi với cái tên rất hay là audiophile sẵn sàng dầu tư rất nhiều vào các thiết bị của mình và rất ít khi hài lòng với những gì mình đang có. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về thú chơi của họ mà người bình thường luôn thắc mắc, dẫn đến những quan niệm sai lầm về người chơi các dàn âm thanh Hi-End.
Mời bạn tham khảo TOP 17 Dàn âm thanh SONY xem phim 5.1 7.1 nghe nhạc hay nhất
Không đầu tư đúng mực phòng âm chuyên nghiệp
Một không gian âm thanh chuyên nghiệp cần có những phòng âm chuyên nghiệp. Đó là nguyên tắc không thể thay đổi. Một phòng âm chuyên nghiệp phải là một phòng âm được cách âm và tiêu âm đúng cách để không có sự phản xạ âm thanh gây chói và nhiễu âm khi nghe. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là quá cứng nhắc tạo ra sự gò bó, khó chịu khi bước vào phòng.
Phòng nghe và cách âm kém, loa đôi khi còn kê sai vị trí và khoảng cách, không đúng về mặt âm học. Phòng mà sai tất cả mọi thứ đi sau đều sai, bạn không thể đổi dây, ampli… vì tiếng bass dư mà phải xử lý phòng trước vì lỗi không phải ở cái dây hay ampli.
Ở Việt Nam chưa có nhiều công ty thi công phòng nghe chuyên nghiệp, chi phí cũng khá cao (nhiều khi hơn bộ dàn). Chủ yếu các khách hàng tự thiết kế phòng nghe nhạc, lắp đặt các thiết bị sao cho nhìn đẹp, sang trọng hoặc hầm hố.
Thêm nữa, ở các phòng âm chuyên nghiệp thường có nhiều vật dụng khác nhau để tạo sự cản âm, đôi khi có thể làm dễ chịu đôi tai. Nếu căn phòng quá trống trải, âm thanh vang dội sẽ rất khó chịu.
Không bố trí các thiết bị âm thanh hi-end, hi-fi đúng cách
Ngoài việc tùy chỉnh, phối ghép thì việc lắp đặt các dàn âm thanh trong phòng cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng âm thanh.
Nếu bạn có suy nghĩ việc để các thiết bị chỗ nào cũng được thì ngay lập tức bạn đã biến hệ thống âm thanh của mình trở nên vô dụng. Khi đó, chúng sẽ không khác gì những thiết bị âm thanh rẻ tiền. Mỗi thiết bị khi lắp đặt cần chú ý, nếu bạn chưa nắm rõ hãy liên hệ với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh.
Việc mắc lỗi khi sắm các dàn âm thanh cao cấp là một sự lãng phí và sai sót không nên xảy ra. Hãy nghiên cứu và cố gắng để có sự chính xác nhất, khi đó, dàn âm thanh cao cấp sẽ mang đến cho bạn những âm thanh cao cấp thực sự.
Lựa chọn thương hiệu theo số đông
Lựa chọn các thương hiệu quá quen thuộc, phổ biến thay vì chọn các thương hiệu được cho là tốt hơn, hiện đại hơn trên thế giới. Hoặc là các mẫu mã sản phẩm không được cập nhật mới, thị trường còn ưa chuộng nhiều mã sản phẩm đã có tuổi đời hai chục năm với nhiều công nghệ rất lạc hậu.
Nhiều người chơi âm thanh có xu hướng tìm thiết bị cũ, đời sâu bởi tin rằng chúng có chất lượng tốt và ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ tìm được các món đồ lâu năm mà vẫn đảm bảo chất lượng, bởi điều này đòi hỏi kinh nghiệm, thời gian và kiến thức chuyên ngành cao.
Việc lựa chọn những bộ loa cũ, các bộ Amply đã qua sử dụng để mua thay vì chọn mua các thiết bị mới thì điều tồi tệ nhất mà bạn phải đối mặt đó chúng sẽ không sử dụng được lâu, hư hỏng nặng, dùng được vài lần sẽ chết luôn và một số các vấn đề khác. Trong khi đó các sản phẩm mới thì được phân phối chính hãng và có chính sách bảo hành của nhà sản xuất thì bạn sẽ không gặp các rủi ro như mua đồ cũ.
Không phối ghép các thiết bị đúng kỹ thuật
Sai lầm phổ biến của nhiều người là phối ghép hãng này với hãng kia một cách khá đầy cảm tính, không am hiểu kĩ thuật. Một số trường hợp chúng hoàn toàn không hợp nhau như lời người ta nói.
Chỉ cần nhìn vào cơ số lỗ cắm và các nút bấm trên amply hay các loa thì cũng đủ để chúng ta bị hoa mắt. Mỗi hãng khác nhau khi tạo ra các dàn âm thanh lại có những thiết kế khác nhau.
Nếu bạn mua chung các thiết bị của cùng một hãng nào đó, chúng sẽ có sự tương thích và hướng dẫn khá rõ ràng, dễ ghép nối. Ngược lại nếu bạn có sự pha tạp giữa các thiết bị khác nhau thì rất khó để phối ghép thành công. Điều bạn cần là đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng và nếu cần, hãy nhờ tới các kỹ thuật viên và những người có trình độ chuyên môn trong vấn đề này.
Bất kỳ một sai sót nào về mặt phối ghép cũng có thể khiến âm thanh bị sai lệch hoặc ảnh hưởng khá lớn đến tuổi thọ của thiết bị. Nhưng quan trọng nhất là bạn không thể phô diễn được sức mạnh của các thiết bị tối đa trong dàn âm thanh . Chỉ vì lý do chúng không được kết nối đúng chuẩn nhất.
Sự đồng bộ và hài hòa về các thiết bị âm thanh hi-end, hi-fi
Một hệ thống âm thanh hi-end, hi-fi với nhiều thiết bị như amply, loa, nguồn phát (đầu đĩa, đầu brulay), lọc điện, kể cả các dây truyền dẫn… Và tất cả chúng sẽ cùng nhau tạo ra kết quả cuối cùng một cách hài hòa.
Nói cách khác, âm thanh mà bạn nghe được chính là sự kết hợp hoạt động của tất cả các thiết bị đó lại với nhau. Nhưng nhiều người lại có quan niệm sai lầm rằng âm thanh hay thì amply phải tốt hoặc loa phải thật khủng và càng đắt tiền thì càng chiếm ưu thế.
Và thế là những bộ loa siêu đắt hay những chiếc amply luôn được nâng cấp. Nhưng kết quả thì lại chưa chắc tương xứng với giá tiền, bởi nếu dây dẫn không được chú ý, nguồn điện không được lọc sạch thì các tín hiệu âm thanh vẫn sẽ bị giảm sút hoặc thất thoát khá lớn. Vậy nên, hãy chú ý đầu tư đồng bộ tất cả các thiết bị, không nên có sự chăm chút thái quá cho bất cứ một thiết bị nào.
Quá chú trọng dây nguồn
Sử dụng đường điện kém ổn định, chỉ có 2 chấu thay vì ổ điện 3 chấu vuông, có mass. Thay vào đó lại quá chú trọng về dây nguồn với giá cả trên trời.
Không chú trọng chống rung dây, không chia dây và kê chúng lên một cách khoa học, để dây dẫn tự do tùm lum rối vào nhau. Dây dẫn luôn toả nhiệt và từ trường, chúng cũng rung động, ảnh hưởng lẫn nhau.
Không thấy thiết bị nào ở đây có chống rung jack cắm nguồn điện phía sau máy. Các thiết bị cần được chống rung jack nguồn, mỗi cái vài trăm đô. Để jack điện lỏng lẻo không khác nào bánh xe chưa siết chặt!