Hướng dẫn cách chọn micro karaoke đúng chuẩn
Đơn giản nhất, nếu Quý khách không am hiểu nhiều về kỹ thuật, thì khi chọn micro karaoke cho dàn karaoke của mình chỉ cần lựa chọn các mẫu micro dành cho giọng hát (vocal microphone). Nếu Quý khách muốn tìm hiểu, hoặc am hiểu về kỹ thuật âm thanh thì có thể lựa chọn dựa vào các Thông số kỹ thuật của micro.
Dưới dây, đội ngũ KTV của Âm thanh AHK xin giới thiệu chi tiết các đặc điểm, thông số cần lưu ý khi chọn micro cũng như các bước để test micro khi mua thiết bị này.
1. Cách chọn micro karaoke đúng chủng loại
Trên thị trường micro hiện tại có 2 loại công nghệ chế tạo micro chính là:
- Micro điện động (dynamic microphone) sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến các dao động cơ học của sóng âm (tín hiệu âm thanh) thành các dao động điện (tín hiệu điện).
- Micro tụ điện, micro điện dung (consender microphone) thì dựa trên nguyên lý thay đổi điện dung giữa hai lớp màng mỏng để chuyển thành tín hiệu điện.
Điểm khác biệt giữa hai loại micro trên là, micro điện động thường có dải tần số đáp ứng hẹp hơn micro điện dung, nhưng lại cho khả năng thu âm mượt mà, nịnh tai hơn micro điện dung. Do đó, micro điện động thường được sử dụng cho các dàn karaoke hoặc dàn âm thanh sân khấu hội trường, dàn âm thanh đám cưới… Còn micro điện dung thường sử dụng cho việc thu âm nhạc cụ, thu âm phòng thu của ca sĩ chuyên nghiệp bởi khả năng thu âm trung thực, dải tần số đáp ứng rộng.
Về mặt kích thước, micro điện dung có kích thước đa dạng, có thể rất nhỏ (sử dụng cho các loại micro hạt gạo, micro đeo tai, micro cài áo…) hoặc khá lớn (micro trống dành cho thu âm nhạc cụ, mic phòng thu). Còn micro điện động thường là loại micro cầm tay, có kích thước trung bình hoặc lớn.
Nếu chọn theo hình thức thiết kế, kết cấu của micro thì có các loại micro:
- Micro không dây cầm tay: đây là loại micro karaoke phổ biến nhất, dễ dàng sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
Quý khách xem thêm các mẫu micro karaoke không dây tại đây MICRO KARAOKE KHÔNG DÂY
- Micro có dây cầm tay: loại này cũng rất phổ biến nhưng khi sử dụng không thuận tiện bằng micro không dây vì vướng víu dây cáp, hạn chế phạm vi di chuyển của ca sĩ.
Quý khách xem thêm các mẫu micro karaoke có dây tại đây MICRO CÓ DÂY
- Micro cổ ngỗng: thường được sử dụng trong các hệ thống âm thanh hội thảo, hội nghị.
- Micro cài áo, micro cài tai, micro choàng đầu, mic hạt gạo: loại này thường sử dụng cho ca sĩ biểu diễn kèm vũ đạo, nhảy; dành cho giáo viên; diễn giả hoặc các huấn luyện viên thể thao, hướng dẫn viên du lịch…
Ngoài ra còn có các dạng micro trống, micro ruy-băng (ribbon)… được thiết kế đặc biệt chuyên dụng cho thu âm nhạc cụ.
2. Các thông số kỹ thuật khi chọn micro karaoke
2.1. Tần số đáp ứng (đáp tuyến tần số)
- Đây là thông số cho biết khả năng thu được âm thanh thuộc những dải tần số nào. Như chúng ta đã biết, âm thanh bản chất là các dao động được lan truyền trong không khí (hoặc truyền qua nước, chất rắn cũng được).
- Đối với các âm mà tai con người có thể nghe được thì có tần số dao động từ 20 Hz đến 20 kHz, dưới 20 Hz gọi là các hạ âm (chỉ có cá voi là cảm nhận được), trên 20 kHz gọi là các siêu âm (các loài dơi, chó… có thể nhận biết được các âm này). Do đó, các micro hoàn hảo nhất là micro thu được dải âm có tần số từ 20Hz đến 20kHz, việc này tùy thuộc vào vật liệu chế tạo lên các màng micro (có loại cao cấp chế tạo bằng vàng được dát thành lớp siêu mỏng).
- Thực tế, các micro cao cấp nhất cũng khó có thể thu được hoàn hảo dải âm thanh này (chẳng hạn dòng micro e965 cao cấp nhất của Sennheiser cũng chỉ có dải tần số đáp ứng 40 – 20.000 Hz). Hơn nữa, kể cả có thu được những âm thanh có tần số thấp đến 20Hz thì cũng còn cần amply, loa có thể tái tạo được dải âm này nữa. Nên, đối với việc hát karoake Quý khách hãy chọn những micro có dải tần số càng rộng càng tốt, thường từ 50-60 Hz đến khoảng 15-18 kHz; các micro nhạc cụ hoặc phòng thu studio dành cho ca sĩ có thể dải tần số rộng hơn.
2.2. Độ nhạy của micro
- Độ nhạy của micro là thông số thể hiện tỷ lệ của điện áp đầu ra tương tự (analog) hoặc giá trị đầu ra kỹ thuật số (digital) so với cường độ âm thanh đầu vào, là thông số kỹ thuật chính của bất kỳ micro nào. Hiểu nôm na, độ nhạy của micro là thông số thể hiện cường độ (độ lớn) của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu vào.
- Đồng thời, chúng ta cũng có thể hiểu khái niệm độ nhạy của micro là mức độ output tín hiệu âm thanh của micro ở một mức độ áp lực âm thanh của nguồn thu nhất định. Khi tiếp xúc với cùng một nguồn âm thanh, các mẫu micrô khác nhau có thể tạo ra các mức đầu ra khác nhau. Điều này có nghĩa là một số micro nhạy hơn những cái khác. Độ nhạy của micrô là thước đo khả năng của micrô để chuyển đổi áp suất âm thanh thành điện áp.
- Cụ thể, chúng ta thấy rằng một micro có độ nhạy càng lớn thì nó có thể hút được âm thanh ở khoảng cách càng xa, bắt âm tốt hơn và ngược lại. Những micro có độ nhạy cao có thể bắt được những âm thanh nhỏ, những tiếng động rất khẽ mà các micro có độ nhạy thấp không bắt được. Đồng thời, micro có độ nhạy cao có thể giúp gia tăng tỷ lệ giữa tín hiệu và tiếng nhiễu (S/N).
- Độ nhạy càng cao, càng cần ít tiền khuếch đại để đưa âm thanh đến mức có thể sử dụng được trên kênh trộn. Độ nhạy càng ít, yêu cầu tiền khuếch đại càng lớn. Mic pre-amp tăng tín hiệu đi vào bộ trộn.
- Độ nhạy của micro được quy định đo bằng đơn vị dB theo 2 tiêu chuẩn cụ thể là 0dB 1mW/pascal và 0dB 1mW/microbar. Khoảng cách giữa 2 tiêu chuẩn này thường nằm trong khoảng 20dB. Thông thường nhất, độ nhạy được đo tại 1.000Hz và nêu ra bằng số dBu hay dBm cho mỗi Pascal (1 Pa = 10 dynes trên mỗi cm vuông, tương đương với 94db SPL). Đôi khi cũng sử dụng cách đo bằng số dBu hay dBm cho mỗi dyne/sq. cm.
- Việc tính toán độ nhạy của micro rất phức tạp và có nhiều cách khác nhau để xác định độ nhạy. Tuy nhiên, việc đo cường độ âm chuyển đổi thành năng lượng điện được thể hiện theo hai cách. Nó có thể được liệt kê là millivolts (mV) được sản xuất trên mỗi đơn vị Pascal. Hoặc nó cũng có thể được trích dẫn là dBV trên mỗi đơn vị Pascal. Một đơn vị Pascal là đơn vị cho áp suất và nó là hằng số 94 dB SPL.
2.3. Mô hình thu nhận tín hiệu âm thanh (pickup patterns)
Mỗi micro được chế tạo để có thể thu âm tốt nhất ở một phạm vi nhất định, khả năng hút âm tốt từ những phía, hướng cụ thể và loại bỏ hoặc hút âm kém hơn ở những hướng khác. Có các mô hình thu nhận âm thanh như sau:
- Cardiod: hút âm thanh tốt nhất ở phía trước và xung quanh. Đây là mô hình thường được sử dụng cho các micro karaoke, micro biểu diễn sân khấu vì nó hầu như chỉ thu tiếng của ca sĩ, diễn viên mà loại bỏ những tiếng ồn của khán giả ở phía sau micro.
- Supercardiod: hút âm thanh tốt nhất ở phía trước, xung quanh và một ít ở phía sau.
- Hypercardioid: hút âm thanh ở phía trước, xung quanh và một ít (nhưng nhiều hơn supercardiod) ở phía sau (xem hình vẽ dưới đây để so sánh).
- Bidirectional: hút âm tốt nhất ở phía trước và sau, loại này thường sử dụng cho thu âm stereo.
- Shotgun: hút âm tốt nhất ở xung quanh, phía trước (nhưng khoảng cách xa hơn nhiều so với các loại kể trên), thường có trên các loại micro phỏng vấn, quay phim để gắn vào máy quay, máy ảnh.
2.4. Tổng trở của micro
Xét về trở kháng của micro, có hai loại là micro có tổng trở cao và micro có tổng trở thấp. Đối với dòng micro có tổng trở cao khoảng 2000 Ohm, đây thường là dòng micro có giá thành rẻ, chúng sử dụng các dây tín hiệu unbalanced và có dùng 6 jack kết nối 6 ly. Còn dòng micro tổng trở thấp dưới 1000 Ohm là dòng giá thành cao, dây nối tín hiệu balanced và jack kết nối XLR.
2.5. Hiệu ứng gần (lân cận) Proximity effect
Hiệu ứng lân cận là một hiện tượng dẫn đến sự gia tăng dải tần số thấp khi bạn di chuyển mic đến gần nguồn phát (đưa mic lại gần miệng của ca sĩ). Càng đến gần, âm trầm bass càng lớn. Tùy thuộc vào thiết kế micrô, hiệu ứng lân cận có thể dẫn đến tăng tới 16 dB hoặc hơn ở tần số thấp, tùy thuộc vào kích thước màng loa của micrô và khoảng cách của nguồn phát.
Quý khách có thể sử dụng hiệu ứng lân cận để làm cho âm thanh to, dày và cuốn hút hơn, nhưng phải giữ nó để kiểm tra sự cân bằng tổng thể tốt và độ trong trẻo của âm thanh.
Hiệu ứng lân cận cũng có thể làm giảm khả năng hiểu lời nói và làm cho âm thanh ở mức thấp trở nên khó nghe. Đó là một thông số quan trọng khi Quý khách ghi lại giọng nam, đặc biệt là ở dải âm thấp, nhưng nó ít gây hậu quả cho giọng nữ.
2.6. Công nghệ thu phát sóng không dây
Riêng đối với micro không dây thì Quý khách cần quan tâm thêm 2 thông số sau:
- Micro sử dụng băng tần UHF sẽ cung cấp cho người sử dụng một phạm vi thu sóng lớn hơn VHF, giúp cho micro ít bị nhiễu sóng hơn các loại tần số khác. Micro không dây có nhiều dải tần số cho phép người dùng có thể thoải mái lựa chọn mà không lo bị trùng sóng với các thiết bị âm thanh khác, giảm thiểu việc ảnh hưởng đến chất lượng của tiếng ca.
- Số lượng băng tần của bộ micro không dây, có thể lên tới 100-200 kênh tần số khác nhau. Vì thế bạn nên chọn mua những bộ micro không dây được tích hợp tần số UHF và đa dạng về dải tần hoạt động để đem đến một chất lượng âm thanh tốt nhất.
- Cách dò tìm và cài đặt tần số giữa micro và đẩu thu sóng có thể là thao tác bằng tay với các nút bấm, hoặc dò tự động sử dụng cổng hồng ngoại.
- Số lượng và chủng loại cổng kết nối trên đầu thu sóng, số lượng anten thu sóng… cũng là những yếu tố nên quan tâm.
- Thời lượng sử dụng pin. Đây tưởng là chuyện nhỏ nhưng lại khá quan trọng trong khi biểu diễn trực tiếp.
3. Cách chọn micro karaoke theo thương hiệu
3.1. Micro karaoke Shure
Mọi người đều có những khoảnh khắc để tỏa sáng. Với hàng trăm mẫu micro được tạo ra chỉ dành cho giọng hát trực tiếp và phòng thu, micro của Shure đã được rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sử dụng cho các chuyến lưu diễn toàn cầu và các buổi trao giải Grammy. Điều đó đủ để đảm bảo về chất lượng và hiệu suất sử dụng của các micro Shure.
Với bề dày lịch sử trong việc chế tạo micro và sở hữu những công nghệ độc quyền, cao cấp, Shure xứng đáng là vị trí số 1 trong thị trường thiết bị thu âm. Trong TOP 10 micro karaoke hay nhất 2020, Shure xuất hiện với 2 mẫu micro tốt nhất.
Quý khách xem chi tiết tại đây 100+ mẫu micro Shure không dây chính hãng
3.1. Micro Sennheiser karaoke:
Bên cạnh Shure, Sennheiser cũng là một thương hiệu đáng gờm với những micro giọng hát chất lượng, cao cấp. Đây cũng xứng đáng là một thương hiệu micro cao cấp để Quý khách lựa chọn với chất lượng và công nghệ Đức, độ bền bỉ của sản phẩm Đức thì khỏi phải bàn.
3.3. Mic karaoke AKG
Thương hiệu con của tập đoàn Harman danh tiếng. Chất lượng và giá cả tuyệt vời, tuy nhiên số lượng mẫu mã chưa đa dạng bằng Shure và Sennheiser.
Quý khách tham khảo chi tiết tại đây 10+ bộ micro không dây AKG karaoke
3.4. Mic karaoke OBT
Thương hiệu, chất lượng và tiêu chuẩn Đức. Các micro OBT cho chất lượng âm thanh khá, mẫu mã đa dạng và điểm quan trọng nhất là giá thành rẻ so với các dòng micro karaoke cao cấp như Shure, Sennheiser, AKG.
3.5. Mic karaoke thương hiệu khác
Ngoài 4 thương hiệu trên, Quý khách có thể lựa chọn mic hát karaoke đến từ Yamaha, Shupu, Weisre, Paramax, Nanomax…
4. Cách test thử micro
Điều đầu tiên, dĩ nhiên là Quý khách sẽ kiểm tra về ngoại hình của micro, xem xét các chi tiết của bộ micro không dây, có dây có sắc nét hay không, nhìn có bị thô, có cảm giác rẻ tiền hay không. Thử các nút bấm, các núm vặn trên micro xem có hoạt động trơn tru hoàn hảo hay không. Cảm giác cầm micro có chắc chắn hay không…
Ngoài ra, đối với một số micro còn có các loại tem nhập khẩu, tem phân phối, tem bảo hành… của nhà sản xuất, đơn vị phân phối, đơn vị nhập khẩu…
Dĩ nhiên các nhà sản xuất đều đưa ra các Thông số kỹ thuật, nhưng không gì tốt hơn là Quý khách hãy tự mình hát thử để cảm nhận chất âm của micro, khả năng hút âm…
Một micro chất lượng sẽ cho tiếng hát có dải âm rộng và trung thực, dù giọng cao hay thấp, già hay trẻ… micro đều thể hiện trọn vẹn âm thanh.
Bước 1. Thử khả năng tái tạo dải tần số của micro
- Quý khách cần thử xem micro có truyền tải đúng giọng hát của mình hay không, tránh trường hợp méo tiếng.
- Nếu micro có dải âm hẹp là khi bạn chỉnh nút trung trầm của micro trên amply lên cao thì tiếng trung trầm bị vỡ. Nhưng khi bạn chỉnh cho ở mức phù hợp thì trung trầm giọng bạn không dày dặn, tạo cảm giác hời hợt. Trường hợp này cũng xảy ra tương tự đối với âm cao. Micro tốt là khi chỉnh dải trung trầm và dải cao đều tạo cảm giác thoải mái mà không xảy ra hiện tượng hú hoặc rít.
Bước 2. Thử chất âm và độ dày của âm thanh
- Quý khách mở dàn karaoke với nhạc ở nhiều mức âm lượng khác nhau và hát thử. Micro tốt là chất âm phát ra phải đảm bảo: rõ nét, sáng tiếng và dày dặn.
- Thử giọng nói bằng cách nói “1,2,3,4,5,6, ùm (ngậm miệng), suỵt (nghiến răng cho hơi phát ra từ kẽ răng)”.
- Thử hát một bài yêu thích với những đoạn cao trào cần hát lớn và chú ý xem chiếc mic hát có bị vỡ âm hay không, 1 chiếc míc chuẩn thì không có hiện tượng vỡ âm (rè) khi hát lớn.
Bước 3. Thử tiếng thuần của micro.
- Quý khách hãy giảm echo, delay và repeat trên amply xuống mức 0 và hát thử, nói thử để cảm nhận tiếng micro khi không có thêm các hiệu ứng.
Bước 4. Thử độ hút âm của micro, độ nhạy của micro
- Chọn micro hát karaoke còn cần thỏa mãn yêu cầu hát phải nhẹ không bị đuối hơi và dễ dàng lên cao thì lúc đó việc hát karaoke lúc này mới có cảm giác thích thú được.
- So sánh luôn độ nhạy bằng cách hát đều 1 nốt và đưa mic xa dần miệng. Micro có độ nhạy tốt sẽ giảm dần đều âm theo độ xa, cách 15cm vẫn còn hút tiếng. Micro loại thường có thể hát rất tốt nếu mic gần miệng ít hơn 3cm, nhưng đưa ra độ 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và độ 15cm thì chẳng còn nghe tiếng gì cả.
Bước 5. Thử khả năng thu phát sóng
- Đối với micro không dây, Quý khách hãy cầm mic di chuyển ở nhiều vị trí trong phòng, tìm chỗ nào có vật cản để test xem receiver của micro không dây có đủ mạnh không.
Bước 6. Kiểm tra khả năng chống hú rít của micro
- Khi Quý khách đang hát mà bộ micro cứ hú rít inh ỏi gây khó chịu và còn có khả năng làm cháy loa. Vì vậy khi chọn micro không dây hát karaoke Quý khách cần đặc biệt chú ý tới khả năng chống hú rít của micro.
- Ngày nay, đa số các bộ micro không dây được thiết kế có khả năng chống hú cao.
- Việc micro bị hú rít có nhiều nguyên nhân như: hệ thống thiếu công suất, sắp xếp vị trí loa chưa hợp lý, phòng bị dội âm nhiều, chỉnh EQ chưa đúng hoặc do khi hát Quý khách vô tình hướng micro về phía loa… nên việc chọn được micro có khả năng chống hú rít tốt thì phần nào giảm được hiện tượng hú trong hệ thống.