Tai nghe In Ear là gì?
Tai nghe in ear là các mẫu tai nghe có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, khả năng cách âm tốt cùng với đó là sự đa dạng về giá cả và mục đích sử dụng nên đang ngày càng được nhiều tín đồ âm thanh lựa chọn.
1. Tai nghe in ear là gì?
- Tai nghe In-ear là loại tai nghe có thiết kế phần củ loa (driver) với ống dẫn âm nhỏ gọn, thuôn dài, dễ dàng tiến sâu vào trong tai để truyền âm nhanh và cách âm tốt hơn.
- Tai nghe in ear còn có tên gọi khác tai nghe nhét tai, IEM hay canal. Đầu ống dẫn âm của tai nghe in ear được bọc một lớp đệm cao su nhằm tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Loại tai nghe này không có vành đội đầu.
2. Các tính năng của tai nghe in ear
2.1. Khả năng chống ồn vượt trội
- Tai nghe in ear được đánh giá cao bởi khả năng cách âm gần như hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Nhờ đó, người dùng cũng không cần phải vặn volume lên mức quá lớn nên bảo vệ tai tốt hơn, đặc biệt là khi nghe nhạc trong thời gian dài.
- Có những loại tai nghe còn được thiết kế riêng (tai nghe custom) để phù hợp với từng khuôn tai khác nhau, tối ưu hiệu quả chống ồn và mạng lại sự thoải mái nhất cho người sử dụng. Loại tai nghe custom này thường được các ca sĩ ưa dùng khi biểu diễn trên sân khấu, giúp họ cảm nhận âm thanh một cách trọn vẹn nhất, đắm chìm trong bản nhạc nhằm mang lại phần biểu diễn cảm xúc nhất.
- Khả năng chống ồn của các loại tai nghe in ear đang ngày càng được cải thiện hơn nữa. Điển hình như chiếc tai nghe Etymotic ER4S với nút cao su 3 tầng, có khả năng nhét sâu vào trong tai hơn những loại bình thường chỉ có một tầng. Người dùng sẽ hoàn toàn không bị làm phiền bởi những tiếng động không mong muốn bên ngoài. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn thích lựa chọn những loại có nút cao su một tầng bởi khi đeo tai nghe, họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách chống ồn như trên được gọi là chống ồn thụ động. Bên cạnh đó, đối với các mẫu tai nghe cao cấp hiện nay, các hãng còn áp dụng công nghệ sóng ngược pha, có khả năng chống ồn chủ động ANC, đem lại hiệu quả cách âm rất cao. Điển hình là một số mẫu tai nghe in ear như Sony WF-1000XM3, 1000XM4, Sennheiser IE 900…
2.2. Chống nước
- Những năm gần đây, các hãng sản xuất rất chú ý đến việc tính hợp tính năng chống nước cho các loại tai nghe in ear, tăng độ bền của sản phẩm trong các môi trường khác nhau.
2.3. Cảm giác đeo thoải mái
- Nhờ việc có thể thay đổi kích thước núm cao su, silicon và có thể mua núm cao su xịn, mềm để phù hợp với tai nên tai nghe nhét tai đem lại cảm giác vừa vặn, chắc chắn hơn loại tai earbud không có đệm cao su.
2.4. Khả năng kết nối và tương thích
- Tai nghe in ear có khả năng kết nối với hầu hết các thiết bị qua jack cắm 3.5mm. Tuy nhiên, cùng những tiến bộ vượt bậc về công nghệ không dây, những chiếc tai nghe in ear bluetooth đã có mặt nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
3. Chất lượng âm thanh của tai nghe in ear
- Cũng nhờ đặc điểm kín hơn nên tai nghe in-ear phát ra âm thanh khá to và rõ, cùng khả năng tạo âm bass mạnh mẽ, tuy nhiên lại gây cảm giác bí bách, một số trường hợp gây khó chịu.
- Trong khi đó, tai nghe earbud lại tạo được độ thoáng cho cảm giác âm thanh văng vẳng xung quanh, nhưng mức độ truyền tải lại không chắc rõ và đầy đặn như in-ear.
- Mỗi một hãng hoặc mỗi một dòng tai nghe in ear sẽ có lợi thế nhất định về chất âm. Bạn có thể tham khảo một số mẫu tai nghe in ear hay được đông đảo khách hàng đón nhận dưới đây:
- Tai nghe nhạc EDM, DJ, nhạc Dance: Sennheiser MM30g, Sennheiser IE80, Sennheiser IE 900
- Tai nghe nhạc Pop: SoundMAGIC E10s, Sony MH1C
- Tai nghe nhạc cổ điển: Grado GR8i
4. Cách lựa chọn tai nghe in ear phù hợp
4.1. Lựa chọn theo kiểu dáng, thiết kế
- Hình thức luôn là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên, đặc biệt, tai nghe còn được xem như một món phụ kiện thời trang. Chẳng thế mà các hãng sản xuất luôn phải đầu tư vào mặt thiết kế để cho ra mắt những mẫu mã sản phẩm mới thật bắt mắt và tinh tế.
- Tai nghe in ear dù được xem là nhỏ gọn nhất trong các dòng tai nghe cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng khiến khách hàng có thêm lý do để mua.
- Vật liệu chế tạo housing của tai nghe cũng là vấn đề cần quan tâm. Đa số các tai nghe hiện tại đều có phần housing bằng nhựa. Tuy nhiên trên các mẫu tai nghe nhét tai in ear cao cấp thì các hãng sử dụng những vật liệu kim loại như nhôm nguyên khối, đồng, hợp kim magie… cho độ bền cao và cảm giác cao cấp.
4.2. Lựa chọn kiểu kết nối: có dây hay không dây?
- Hiện nay, ngoài các kiểu kết nối bằng dây cáp truyền thống thì còn rất nhiều mẫu tai nghe với khả năng kết nối không dây bluetooth. Trong dòng tai nghe không dây lại còn có loại true wireless tức là kết nối không dây với kích thước cực kỳ nhỏ gọn và độc lập cho từng bên tai nghe trái phải.
4.3. Lựa chọn theo giá thành
- Tai nghe in ear không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn phong phú cả về giá cả. Bạn có thể mua những chiếc tai nghe in ear giá rẻ với chi phí chỉ vài trăm nghìn đồng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy những chiếc cao cấp hơn với giá lên tới vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng. Ví dụ như chiếc Astell & Kern AKR03 có mức giá 38 triệu đồng.
- Nhiều người thường nghĩ tai nghe giá càng cao thì chất lượng càng tốt. Điều này đúng, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không thể mua được những chiếc tai nghe in ear tốt với ngân sách eo hẹp.
- Ví dụ như chiếc JBL T110 có thiết kế thời trang, bắt mắt với 3 lựa chọn màu sắc. JBL T110 có âm bass mạnh mẽ, tròn trịa, mang lại một không gian âm nhạc ấm cúng. Không những thế T110 cũng có thể đáp ứng tốt các bản nhạc sôi động như EDM, dance. Giá bán của JBL T110 chỉ có 390.000 đồng, được đánh giá là thấp hơn so với những gì chiếc tai nghe này mang lại cho người dùng.
4.3. Lựa chọn tai nghe in ear theo mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng là yếu tố quan trọng nhất mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn tai nghe in ear.
- Nếu bạn là người ham thích vận động và muốn tận dụng thời gian rèn luyện sức khỏe để nghe nhạc hay nghe radio, hãy chọn cho mình những chiếc tai nghe in ear thể thao. Các mẫu tai nghe thể thao thường có khả năng chống nước, chống bụi, mồ hôi và thường có thêm một vòng cao su giúp việc đeo tai nghe chắc chắn hơn, hạn chế việc lỏng, rơi khi vận động mạnh.
- Nếu bạn thường xuyên phải nhận các cuộc điện thoại khi đang nghe nhạc, hãy chọn những chiếc tai nghe in ear có tích hợp microphone.
- Nếu bạn là người thích làm nhiều việc cùng lúc như: vừa lái xe, nấu ăn hoặc làm việc nhà, vừa nghe nhạc, một chiếc tai nghe in ear Bluetooth sẽ là lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn rảnh tay hoàn toàn và thoát khỏi sự rườm rà, vướng víu của dây cáp.
- Nếu môi trường xung quanh bạn lúc nào cũng đầy tiếng ồn, khiến bạn không thể có giây phút yên tĩnh nào để thưởng thức âm nhạc với dàn loa trong nhà, những chiếc tai nghe in ear chống ồn chủ động vượt trội sẽ là cứu tinh của bạn.
5. Hướng dẫn sử dụng tai nghe in ear đúng cách
- Tai nghe in ear là phụ kiện rất dễ sử dụng và kết nối đơn giản, tuy nhiên nếu không biết cách đeo tai nghe đúng cách, bạn sẽ không thể cảm nhận được chính xác chất lượng của sản phẩm, từ đó đưa ra những nhận xét thiếu chuẩn mực. Đừng vội vàng nhét thật mạnh tai nghe vào tai bởi nếu làm như vậy âm bass của tai nghe sẽ bị yếu đi hoặc không cho ra âm treble chuẩn.
- Bên cạnh việc đeo tai nghe đúng cách, bạn cũng nên chú ý đến kích cỡ của miếng đệm tai nghe. Hãy chọn miếng đệm vừa với tai mình, vừa tạo cảm giác thoải mãi, vừa góp phần ổn định chất lượng âm thanh. Miếng đệm quá to sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, vướng víu, âm thanh bị bí. Ngược lại, nếu miếng đệm quá nhỏ sẽ không thể cách âm tốt, khiến tạp âm truyền vào tai, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
- Nên ưu tiên sử dụng các nguồn nhạc chất lượng cao như nhạc lossless hoặc những bản nhạc với bit rate từ 256 Kb/giây. Có những mẫu tai nghe in ear được trang bị driver Dynamic, có thể cho chất âm tốt khi được kết nối trực tiếp với máy tính, nhưng nếu muốn có những trải nghiệm âm thanh tốt hơn, hãy đầu tư hẳn một bộ ampli rời được thiết kế dành riêng cho các loại tai nghe.
- Luôn để âm lượng ở mức vừa đủ nghe, hạn chế tối đa việc để âm lượng ở mức to nhất và không sử dụng tai nghe liên tục trong nhiều giờ liền. Việc này sẽ giúp bạn bảo vệ thính giác của mình.
- Vì tiếp xúc nhiều với ống tai nên cần chú ý vệ sinh và bảo quản phần đệm cao su sạch sẽ. Bạn có thể dùng khăn mềm chấm rượu, cồn hoặc nước để lau tai nghe một vài lần mỗi tuần.